Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 07/10/2005 14:28 (GMT+7)

Nhà khoa học đổi mới ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam

Duyên nợ của nhà khoa học này đối với ngành đo đạc và bản đồ bắt đầu từ năm 1964 khi ông thi đỗ vào ĐH Bách Khoa Hà Nội, được chọn theo học ngành đo đạc và bản đồ, nhưng rồi lại được cử đi học toán tại ĐH Tổng hợp. Tốt nghiệp đại học, ông về công tác tại ĐH Mỏ Địa chất, Cục đo đạc và bản đồ, rồi du học tại Ba Lan từ năm 1980. Tuy vậy, mãi cho tới khi đang làm đề tài bảo vệ tiến sĩ bậc 2 tại Ba Lan, ông Võ mới thấy ngành đo đạc và bản đồ thực sự là một lĩnh vực hứng thú, hấp dẫn người nghiên cứu.


Đổi mới công nghệ


Nguyên nhân là vào năm 1985-1986, vấn đề trắc địa toàn cầu (lưới toạ độ toàn cầu, mô hình trọng lực toàn cầu...) đang được đặt ra trong cộng đồng trắc địa phương Tây do công nghệ vệ tinh và CNTT phát triển, thâm nhập vào trắc địa và bản đồ. Nghề đo đạc và bản đồ không còn chỉ là vác mia, vác máy đi lập bản đồ nữa mà là đưa công nghệ đo đạc bản đồ vào việc xác định lại toàn bộ Trái đất (kích thước chính xác là bao nhiêu, chỗ nào phồng lên, lõm xuống, quan sát toàn bộ biến động của mặt đất, dùng kết quả của vệ tinh để xác định sự dịch chuyển lục địa, phát hiện núi lửa, động đất, dự báo khả năng thiên tai). 


Trở về nước vào năm 1988 và tiếp tục công tác tại Cục Đo đạc và Bản đồ, ông Võ thiết lập ngay chương trình đổi mới công nghệ trong ngành đo đạc và bản đồ nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu thông tin điều tra cơ bản trong nước cũng như đóng góp vào nghiên cứu toàn cầu. Lúc đó, hạ tầng thông tin địa lý ở Việt Nam rất yếu, tốc độ giải lưới toạ độ mới vào phía Nam diễn ra quá chậm do công nghệ quá cũ. Trong khi đó, hoàn thành được lưới toạ độ thì mới đo được bản đồ. Khi cần xác định toạ độ của một điểm nào đó, phải căn cứ vào điểm đã biết toạ độ gần nhất. Lưới toạ độ quốc gia đưa ra các điểm đã biết như vậy.


Theo công nghệ cũ, lực lượng đo lúc đó khoảng 1.000 người phải dựng các cột tiêu cao 10-30m để ngắm đến và đặt máy đo trên đó. Ngoài ra, chỉ đo được khi thời tiết ổn định, vào lúc hiện tượng chiết quang không mạnh (đầu giờ buổi sáng hoặc cuối giờ buổi chiều). Khoảng cách đo được tối đa là 30 cây số. Một điểm trên núi cao phải mất 1-2 tháng mới đo xong được. Vì thế, trước khi ông Võ đi Ba Lan, lưới toạ độ mới vào được Quảng Nam - Đà Nẵng và sau khi ông về nước, lưới toạ độ mới vào được Đồng Nai.


Mặc dù được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủng hộ song quá trình thực hiện chương trình đổi mới không mấy suôn sẻ vì dựa vào kinh phí ngân sách thì rất chậm. Với tư duy làm khoa học phải tự hạch toán, phát triển công nghệ phải bằng cơ chế thị trường, ông Võ đã đề nghị Cục Đo đạc và Bản đồ thành lập Công ty Kỹ thuật Đo đạc và Bản đồ để phát triển công nghệ vì chỉ có công ty mới có thể chủ động hạch toán. Ngoài ra, ông còn chủ động vay tiền để sớm đưa công nghệ GPS vào Việt Nam , khi thành công ngân sách nhà nước sẽ cấp bù.


Xây dựng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia

Thế nhưng nhập công nghệ này bằng cách nào đây trong điều kiện Việt Nam còn bị Mỹ cấm vận? Sau một tháng tìm kiếm và cân nhắc, ông Võ đã quyết định nhập máy thông qua một công ty kỹ thuật thuộc một trường ĐH của Pháp. Thế là Việt Nam trở thành nước XHCN đầu tiên nhập 5 máy thu tín hiệu GPS (1990), chỉ 3 năm sau khi Mỹ công bố hoàn thiện công nghệ này. Việt Nam chỉ nhập máy còn chủ động nghiên cứu công nghệ bằng trí tuệ trong nước. Năm 1991, Cục Đo đạc Bản đồ bắt đầu ứng dụng GPS vào đo lưới toạ độ ở mọi điểm chưa đo được ở Việt Nam, thời gian đo nhanh gấp 10 lần so với công nghệ cũ và đòi hỏi ít kinh phí hơn tới 3 lần. Lợi thế của GPS là khoảng cách đo được rất xa, tối đa tới 5.000-6.000km, đo vào mọi lúc và trong mọi điều kiện thời tiết.


Tiếp đến, công nghệ này được ứng đụng để đo lưới toạ độ trên biển để gắn toạ độ quốc gia cho các đảo. Năm 1994, sau khi tính toàn lại toàn bộ lưới toạ độ Việt Nam và thấy độ chính xác của lưới đo bằng phương pháp cũ quá kém, ông Võ đề nghị đo lưới "cấp 0" bằng GPS phủ lên lưới truyền thống, nâng độ chính xác lưới này lên hàng chục lần. Cuối cùng, tới năm 1999, Việt Nam đã xây dựng được hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia, tạo ra lưới toạ độ quốc gia hiện đại, chính xác, có thể ghép nối được với lưới quốc tế.


Mặc dù có thể ghép nối với lưới quốc tế để hợp tác, tận dụng các thông tin điều tra cơ bản của quốc tế song lưới toạ độ quốc gia của Việt Nam vẫn được giữ bí mật và các nước khác không thể biết được. Ngoài ra, lưới toạ độ càng chính xác thì việc đưa các công trình xây dựng lớn như nhà cao tầng, hầm đường bộ... ra thực địa càng chính xác, chẳng hạn như việc thi công hầm đường bộ Hải Vân vừa qua. Một lợi ích nữa là lưới toạ độ quốc gia hiện đại đảm bảo sẽ không có mẫu thuẫn về mặt bản đồ giữa các ngành, các địa phương, đảm bảo khí tài quân sự được triển khai chính xác.

Với những đóng góp to lớn như thế, toàn bộ công trình nghiên cứu trên vừa qua đã được Chủ tịch nước ký quyết định trao Giải thưởng Hồ Chí Minh 2005. Khi biết quyết định này, ông Võ nói: ""Tôi cảm thấy xứng đáng, yên tâm khi công trình được trao giải thưởng bởi đó là lao động khoa học thực sự, có ý nghĩa thực tiễn cao"".


Nguồn: vnn.vn 2/10/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.