Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 31/08/2006 17:19 (GMT+7)

Nhà khoa học 6 lần nhận giải thưởng sáng tạo

May mắn hơn nhiều đồng nghiệp khác, TS Phan Xuân Hào được học tập và tốt nghiệp tại Đại học Tổng hợp Sophia - Bungari, làm luận án tiến sỹ tại Viện Di truyền thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Bungari với đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô. Chính trong thời gian được học và làm việc với những người thầy là những nhà khoa học đầu ngành về ngô ở Bungari đã cho anh thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

Ngay sau khi về nước (năm 1987), TS Phan Xuân Hào được phân công về công tác tại Bộ môn Chọn tạo giống Ngô - Viện Nghiên cứu Ngô. Từ một cán bộ khoa học, tiếp đó là phụ trách Bộ môn và từ năm 2001 đến nay là Phó Viện trưởng, Chủ tịch Công đoàn Viện, TS Phan Xuân Hào luôn say mê với công tác chọn tạo giống ngô. Anh đã trực tiếp thực hiện, chủ nhiệm hoặc đồng chủ nhiệm 15 đề tài, dự án trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề nghiên cứu chọn tạo và phát triển sản xuất ngô. Hiện nay, anh là chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho các vùng sinh thái” giai đoạn 2006-2010 thuộc Chương trình Giống cây trồng nông - lâm nghiệp và giống vật nuôi, đồng thời là chủ nhiệm dự án: “Cải thiện năng suất ngô cho vùng khô hạn tại Đông và Đông Nam châu Á” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT) chủ trì.

Những đóng góp của TS Phan Xuân Hào cho sản xuất ngô rất đáng trân trọng. Từ năm 1992 đến năm 2005, anh là tác giả hoặc đồng tác giả của 12 giống ngô, trong đó 9 giống đã được Nhà nước công nhận chính thức, đưa vào sản xuất đại trà và 3 giống được công nhận tạm thời. Các giống ngô mới mà TS Phan Xuân Hào tham gia chọn tạo hiện đang được trồng rộng rãi khắp cả nước, trong đó phải kể đến giống LVN10, các giống ngô nếp (VN2, VN6), các giống chịu hạn (LVN14, LVN15, LVN184), các giống lai ngắn ngày năng suất và chất lượng cao cho đất hai vụ lúa (LVN4, LVN9, LVN35), các giống cho vùng khó khăn (Q2, VN1, LVN17). Hiện nay, còn gần 10 giống ngô lai mới, trong đó có giống ngô tẻ cho năng suất trên 12 tấn hạt/ha, giống ngô nếp lai cho năng suất trên 13 tấn bắp tươi/ha và hàng chục dòng thuần có triển vọng đang được TS Phan Xuân Hào cùng các đồng nghiệp chọn lọc, thử nghiệm để đưa ra phục vụ sản xuất.

Các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác của Viện Nghiên cứu Ngô (trong đó có đóng góp của TS Phan Xuân Hào) đều được người sản xuất chấp nhận và mở rộng nhanh chóng, nhiều giống mới được sản xuất với khối lượng tăng liên tục nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Hiện nay, ở nước ta có nhiều công ty sản xuất giống mạnh nhất trên thế giới đang hoạt động, nhưng các giống ngô lai trong nước chọn tạo vẫn chiếm ưu thế (khoảng 60% diện tích), nhiều địa phương hầu như chỉ sử dụng giống ngô lai nội địa. Giống ngô chọn tạo trong nước có năng suất và chất lượng không thua kém giống nhập ngoại, đồng thời giá bán chỉ bằng 50-70%. Nhờ sự chủ động sản xuất được hạt giống tốt trong nước nên đã làm giá ngô giống của nước ngoài bán tại nước ta giảm còn một nửa so với trước đây. Chỉ tính riêng điều này, hàng năm đã làm lợi cho người sản xuất ngô trên 10 triệu USD. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần đưa sản xuất ngô nước ta có tốc độ phát triển nhanh mà không một nước nào đạt được trong thời gian 15 năm trở lại đây. Năm 1990 chúng ta chưa trồng ngô lai, năm 2005 diện tích trồng ngô lai đã đạt gần 90%, năng suất ngô tăng từ 1,55 tấn/ha lên 3,55 tấn/ha, sản lượng tăng từ 671 nghìn tấn lên 3.690 nghìn tấn.

Chúng ta có thể thấy những đóng góp của các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngô là rất lớn. Chỉ tính riêng về giống mới qua một bài tính đơn giản: Với hơn 1 triệu hecta trồng ngô thì có khoảng 600.000 ha được trồng bằng các giống của Viện Nghiên cứu Ngô. So với 10 năm trước, năng suất tăng 1,4 tấn/ha, trong đó đóng góp của giống khoảng 60% (0,8 tấn/ha), với thời giá hiện nay khoảng 2,5 triệu đồng/tấn thì ta có con số khá lớn. Chỉ tính riêng giống lai LVN4 mà TS Phan Xuân Hào là tác giả chính (đã được tặng Giải ba Giải thưởng VIFOTEC và một số giải thưởng khác), một trong những giống ngô chủ lực ở miền Bắc hiện nay, hàng năm được trồng khoảng 40-50 nghìn hecta (chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người sản xuất) và mỗi hecta chỉ tính hơn đối chứng 0,5 tấn thì mỗi năm đã làm lợi cho người dân khoảng 50 đến 60 tỷ đồng.

Nói về những thành công trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những hiệu quả mà kết quả nghiên cứu khoa học đem lại cho sản xuất, TS Phan Xuân Hào cho biết: Nhờ rút kinh nghiệm từ những người đi trước và thường xuyên tham khảo thông tin qua tài liệu cũng như qua các đồng nghiệp trong và ngoài nước nên chỉ sau một thời gian không dài tôi đã có những tìm tòi mới trong phương pháp chọn tạo và phát triển giống ngô cho hiệu quả cao trong điều kiện Việt Nam. Đó là việc chọn nguồn vật liệu khởi đầu để tạo giống mới, kể cả giống thụ phấn tự do và giống lai; cải thiện phương pháp chọn lọc giống thụ phấn tự do; chọn cây thử trong công tác đánh giá khả năng kết hợp của các dòng thuần; các giải pháp đưa nhanh các giống mới vào sản xuất.

Không chỉ tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu, với tư cách là Chủ tịch Công đoàn Viện, TS Phan Xuân Hào thường xuyên động viên các đoàn viên công đoàn tích cực tham gia nghiên cứu, phát huy tinh thần sáng tạo, luôn cùng đồng nghiệp trao đổi các kinh nghiệm và giải pháp đúc rút được qua thực tiễn công tác. Chính vì vậy, phong trào lao động sáng tạo đã trở thành một hoạt động thường xuyên của Viện.

Với những đóng góp của mình, TS Phan Xuân Hào đã 6 lần vinh dự được nhận Giải thưởng sáng tạo và đặc biệt vừa rồi anh đã được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sáng tạo 10 năm (1996-2006).

Nguồn: Tạp chí Hoạt động khoa học, số 08/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…