Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 30/03/2012 17:13 (GMT+7)

Nhà địa lý học Lê Xuân Phương

Cuốn Sơ thảo địa lý Việt Namdo ông làm chủ biên và Ban Văn Sử Địa Việt Nam cho xuất bản tháng 6-1957, đã từng gợi ra những ước mơ: “Nước ta có nhiều núi và nhiều mưa. Lưu lượng các sông mạnh… Có nhiều thác lớn có thể sử dụng vào việc sản xuất điện lực.. Điện lực mà một nhà thủy điện xây trên sông Đà vào khoảng chợ Bờ sản xuất ra có thể bằng gấp đôi điện lực của tất cả bao nhiêu nhà máy điện thực dân ở Bắc bộ trước kia cộng lại… Nếu ta đào một cái kênh độ 20km nối sông Đa Nhim và sông Cơ-rông-pha ở Lang-bi-ang lại với nhau, ta sẽ tạo ra một cái thác cao 300m có thể sản xuất một điện lực để cung cấp cho Liên khu 5, Tây Nguyên và một phần Nam bộ (1).

Những công trình nghiên cứu của ông đã được công bố như: Đối tượng của địa lý kinh tế(tập san Văn Sử Địa, số 2-1958); Vấn đề địa đồ phiên âm địa danh(tập san Văn Sử Địa, số 1-1957); Ảnh hưởng giữa thiên nhiên và sinh hoạt xã hội(tập san Văn Sử Địa, số 1-1955)… đều đã tiếp cận được những vấn đề cơ bản của khoa học địa lý. Đồng thời, ông cũng không quên ứng dụng những thành tựu ban đầu vào phục vụ trực tiếp cho sản xuất và xây dựng đất nước, với các công trình : Vấn đề phân chia khu vực địa lý của nước ta(tập san Văn Sử Địa tháng 2-1957); Mưa ở nước ta ảnh hưởng đến việc trồng trọt như thế nào?(tập san Văn Sử Địa tháng 7-1957)…

Điều đáng ghi nhớ ở ông là lòng nhiệt thành, muốn đem những tri thức tích luỹ được ra để cống hiến cho dân tộc, cho khoa học, chứ đâu có cầu danh, cầu lợi! Bởi vì, nhưng chúng ta đã biết Lê Xuân Phương của chúng ta, một người thuộc lớp trí thức được đào tạo dưới chế độ thực dân, nếu muốn được sung sướng thì đã có thể sống trong nhung lụa mà đế quốc phong kiến sẵn sàng dành cho. Nhưng nhà giáo ấy đã giữ gìn được phẩm chất yêu nước trong sáng của mình. Ông đã từng dạy dỗ được những học trò mà sau này trở thành những nhà cách mạng có tên tuổi. Đặc biệt là có học trò đi làm cách mạng, khi vượt ngục tù đế quốc và gặp phải nguy nan đã tìm đến nương tựa ở nhà thầy được thầy hết lòng bảo vệ, giúp đỡ để có điều kiện tiếp tục hoạt động.

Rồi khi đất nước giành được độc lập lại bị đế quốc xâm lăng, kháng chiến chống Pháp bắt đầu, nhà sư phạm yêu nước Lê Xuân Phương đã quyết tâm từ bỏ biệt thự xinh đẹp của mình ở Huế, tạm biệt một bộ phận nhỏ của gia đình vì điều kiện không đi kháng chiến được, đã lưu lại ở trong thành - dứt bỏ sang giàu mà đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn. Ông đi vào kháng chiến trong hàng ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam . Chính với tinh thần, động cơ đó mà nhà sư phạm Lê Xuân Phương đã trở thành nhà địa lý cách mạng - một trong những cán bộ chủ chốt của Ban Văn Sử Địa Việt Nam, thành lập từ tháng 12-1953.

Ông cũng như nhà thư tịch học Trần Văn Giàu có hoàn cảnh tương tự, đã từng tâm sự với tôi “muốn được cái lớn là độc lập, tự do của dân tộc thì phải hy sinh cái nhỏ là giàu sang, phú quý, hạnh phúc riêng tư”. Sự dấn thân của các trí thức lão thành là như thế. Ngày 23-5-2008, nhà địa lý học Nguyễn Xuân Phương đã được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng ba, với danh nghĩa một nhà lão thành cách mạng.

Chú thích:

(1) Lê Xuân Phương (chủ biên), Nguyễn Việt, Hướng Tân (cộng tác viên), Sơ thảo địa lý Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tr.148.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.