Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/07/2006 13:55 (GMT+7)

Nhà bướm học

Lên rừng làm “vệ sĩ bướm”


Từ nhỏ, Mạnh đã yêu thích tìm hiểu về các loại côn trùng và sưu tầm cho riêng mình một bộ sưu tập hình ảnh về các loài bướm lạ để “xem chơi”. Nhưng khi vào học khoa sinh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cố công tìm hiểu sâu về bướm thì anh lại ngỡ ngàng khi thấy ngành khoa học nghiên cứu về loài bướm hầu như chưa có gì, tất cả chủ yếu chỉ dựa vào các tài liệu cũ đã có cách đó vài thập kỷ của ngành nông lâm. Cũng không có nhà khoa học nào hướng dẫn chuyên sâu cho sinh viên trong lĩnh vực bướm, nên khi làm luận văn tốt nghiệp, chàng sinh viên mê bươm bướm lại chọn đề tài về... cá!


Năm 1998, đang là giảng viên khoa sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, giảng viên trẻ Bùi Hữu Mạnh đột ngột xin chuyển công tác, chia tay gia đình, balô khăn gói “bỏ phố lên rừng” để làm nhân viên ở phòng kỹ thuật của vườn quốc gia Cát Tiên.


Nguyên nhân khiến  nhà khoa học trẻ này phải bỏ tất cả những công việc đang nghiên cứu dở dang ở TP, những cơ hội đi học tập ở nước ngoài để lên rừng ở cũng lại càng làm cho mọi người bất ngờ hơn. Đó chỉ vì không hiểu lý do gì mà thời điểm ấy bươm bướm bỗng dưng trở nên đắt giá. Một số nơi trong nước rộ lên phong trào bắt bướm bán cho khách nước ngoài.


Theo thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh, bướm ở Việt Nam ước tính hiện có đến khoảng trên 1.000 loài, trong đó có nhiều loài rất hiếm trên thế giới, có giá trị rất quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, nghệ thuật cũng như đóng góp cho cảnh quan môi trường, kể cả giá trị kinh tế. Có những con lên đến cả ngàn USD là chuyện bình thường.

Nhưng nhiều người không hiểu hết giá trị, đổ xô đi bắt bướm, vào cả các khu vườn quốc gia săn lùng chỉ để bắt bướm bán lại với giá một vài chục ngàn đồng con. “Cứ nhìn bướm bị người ta thi nhau bắt để kinh doanh một cách vô tội vạ mà tôi mất ăn mất ngủ, như mất đi tài sản quí giá của chính mình vậy. Tôi quyết định lên rừng để làm cái gì đó bảo vệ bướm” - anh Mạnh nhớ lại.


Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi tập trung các chủng loại bướm thuộc hàng đa dạng nhất nước với khoảng trên 450 loài. Do vậy, làm việc ở đây anh Mạnh có điều kiện, thời gian tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về các loài bướm. Qua đó có thể sưu tầm, công bố thêm về các loài mới, có giá trị khoa học để nhằm xây dựng “thương hiệu” cho các loài bướm Việt Nam trên thế giới.


Đồng thời vai trò của một nhân viên ở vườn quốc gia có chức năng quản lý, bảo vệ rừng cũng sẽ giúp anh đưa ra những ý tưởng, công việc để ngăn chặn tình trạng “săn bắt” bướm. Vừa đảm nhận công việc chuyên môn của một nhân viên kỹ thuật vườn quốc gia, anh vừa thực hiện những dự định ấp ủ của mình. Bất kể đêm ngày, lúc nào có thời gian là anh lại một mình lang thang khắp rừng tìm hiểu về bướm, dựng lều ở cùng với bướm, canh không cho ai vào rừng bắt bướm.


Đến đầu năm 2000, vườn quốc gia Cát Tiên chính thức triển khai chương trình điều tra về các chủng loại bướm. Nhóm nghiên cứu Việt Nam do thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh chủ trì cùng chuyên gia Nga phối hợp thực hiện.


Sau hai năm triển khai, cùng với các chuyên gia nước ngoài, nhà khoa học trẻ Bùi Hữu Mạnh đã gây tiếng vang lớn trong giới khoa học trong và ngoài nước khi góp phần vào công trình thống kê, công bố chính thức trên 450 loài bướm Việt Nam, trong đó phát hiện thêm 20 loài mới ở Việt Nam và có nhiều chủng loại thuộc dạng quí hiếm trên thế giới.


Luận văn cao học “Phân loại bướm họ Nymphalidae tại khu vực Bình Châu, Phước Bửu” của Bùi Hữu Mạnh và nhiều báo cáo khoa học về bướm của anh đang được xem là những tài liệu khoa học độc đáo, hiếm hoi được dùng để nghiên cứu ở nhiều trường, trung tâm nghiên cứu sinh học trong cả nước.


Thương hiệu cho bướm Việt


Giữa năm 2003, mọi người lại bất ngờ khi thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh đột ngột quyết định chia tay với vườn quốc gia Cát Tiên để tiếp tục khăn gói... lang thang khắp các khu rừng, công viên quốc gia Việt Nam như Cúc Phương, Bạch Mã, U Minh Thượng, Tam Đảo... Hỏi về quyết định “hổng giống ai” của anh, Mạnh chỉ nói đơn giản: “Bướm thì bay khắp mọi nơi nên mình cũng không thể nào dừng chân một chỗ được. Bướm bay thì mình cũng phải “bay” theo bướm chứ!”.


Sở hữu trong tay bộ sưu tập độc quyền với trên 200 loài gồm hơn 3.000 hình ảnh về các loài bướm độc đáo nhất ở Việt Nam, thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh đang xây dựng một website sinh học về bướm Việt Nam đầu tiên ở Việt Nam. “Tôi sẽ đưa những hình ảnh độc đáo, lý thú nhất mà mình đã nghiên cứu được về các loài bướm đẹp, lạ ở Việt Nam để giới thiệu với thế giới.


Thông qua những hình ảnh này, tôi hi vọng không chỉ các nhà khoa học mà mời mọi người cùng bước vào thế giới bướm Việt, đồng thời xây dựng thương hiệu cho bướm không chỉ trên lĩnh vực khoa học mà còn ở lĩnh vực nghệ thuật nữa”.


Tất cả thời gian dành cho công việc đi khắp nơi nghiên cứu về bướm, sau lưng nhà khoa học trẻ đầy nhiệt huyết này là một lần mái ấm gia đình đổ vỡ. “Nhà bướm học” này lâu lâu lại từ rừng trở về sống lặng lẽ một mình trong căn hộ nhỏ ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Căn nhà bề bộn những bộ sưu tầm, hình ảnh về bướm. Anh bảo: “Tôi cô đơn hay sống khổ mấy cũng được nhưng bắt tôi xa những cánh bướm là điều không thể”.


Ông là một nhà toán học
Việt Nam nổi tiếng trong giới toán học thế giới. Nhưng ít ai biết để đi trên con đường khoa học, để giữ được nhiệt huyết luôn trong trái tim, ông đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, chông gai…


Nhưng ông vẫn say mê, chính niềm say mê toán học và say mê với cuộc sống đã giúp ông vượt qua được tất cả những đắng cay, buồn bã.

Nguồn: hanoimoi.com.vn

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…