Nhà bác học công nghệ bán dẫn David K. Lâm
Sự nghiệp của ông được đánh dấu khi ông thành lập Công ty Lam Research vào năm 1980 tại Silicon Valley. Ông được xếp vào danh sách các nhà bác học thực hiện "cuộc cách mạng công nghệ thông tin" bêncạnh những Craigt Banett, Gordon More (Intel), Bill Gates (Microsoft). Công ty Lam Research của ông đã sản xuất thành công loại đĩa plasma đầu tiên trong công nghệ kiểm tra siêu vi mạch bándẫn.Công ty Lam Research: cha đẻ của kỹ nghệ vi mạch
Lâm thành lập Lam Research để chế tạo các "máy cái" làm ra các vi mạch bán dẫn mà hiện nay các đại gia trong ngành vi tính như Intel, National, AMD, Toshiba, Hitachi đang sử dụng.
Vào thời điểm cuối năm 1979, khi đang chuẩn bị thành lập công ty, ông nhận thấy kỹ thuật plasma etching đã tiến triển được mười năm, tuy vậy hầu như chỉ được các nhà nghiên cứu sử dụng, thu hẹp trongphòng thí nghiệm hoặc viết bài trên báo chí.
Đã có sáu, bảy công ty hoạt động trong lĩnh vực này trên toàn nước Mỹ nhưng tất cả đều mới dừng lại ở nghiên cứu. Nhìn thấy rõ tiềm năng sử dụng công nghệ này, Lâm quyết định tạo một "đại nhảy vọt"từ nghiên cứu đến sản xuất.
"Trước mắt tôi như hiện ra cả một thị trường to lớn - Lâm nhớ lại - Đó là lý do thúc đẩy tôi tiến lên theo hướng đã nghĩ". Công ty Lam Research đã trở thành nhà chế tạo đầu tiên trên thế giới sảnxuất thiết bị chuyên dùng trong kỹ nghệ làm vi mạch bán dẫn, áp dụng công nghệ mới plasma etching.
Nhưng rồi cơn suy thoái lâu nhất của nước Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, kéo dài trong ba năm từ 1980 - 1982 suýt chút nữa biến giấc mơ của Lâm thành bọt biển. Những người đầu tư và đốitác từ chối các cú điện thoại kêu cứu của Lâm. Ông biết rằng mình đã bắt đầu nếm vị đắng của thất bại.
"Lúc đó, cứu tinh của tôi lại chính là mẹ tôi - một phụ nữ không biết một chữ tiếng Anh bẻ đôi. Khi tôi đưa cho bà kế hoạch kinh doanh của tôi, bà hỏi: cái quái gì thế? Và bà bắt tôi phải soạn thảolại kế hoạch đó.
Lâm lại đi tìm nguồn vốn đầu tư từ các quỹ tín dụng mạo hiểm.
Trong hai năm đầu tiên, Công ty Lam Research gặp rất nhiều khó khăn. Mãi một năm rưỡi sau, công ty mới nhận đơn đặt hàng đầu tiên. "Chúng tôi đã nổ sâm banh ăn mừng", ông Lâm nhớ lại.
Tuy vậy, tiếp theo là khó khăn vì những đối thủ cũng kịp nhận ra "mối đe dọa" từ Lam Research. "Họ tập trung mũi dùi vào tôi - Lâm nói - Và tất nhiên tôi phải tìm mọi cách để tồn tại và từ đó cũngtích lũy kinh nghiệm thương trường".
Đến năm 1984, Lam Research đã niêm yết trên thị trường chứng khoán và bán cổ phiếu ra công chúng. Đó là lúc công ty được công nhận là số một thế giới trong ngành công nghiệp chế tạo thiết bị chuyêndùng cho sản xuất vi mạch với doanh số bán ra 1 tỷ USD năm đó.
Con đường của David K. Lâm
Câu hỏi đầu tiên khi tôi được giới thiệu gặp ông là: "Lúc trẻ ông muốn sau này sẽ làm nghề gì?".
David Lâm trả lời: "Đây là một câu hỏi tôi thường nghe nhưng không bao giờ nhàm chán, bởi vì câu hỏi này hàm chứa một nội dung văn hóa. Khi chúng tôi còn nhỏ, tất cả anh em chúng tôi đều muốn làmnhững gì khiến cha mẹ hài lòng. Còn cha mẹ lại đòi hỏi nghiêm khắc rằng chúng tôi phải học giỏi. Vì vậy tôi chỉ có một mục đích là học thật giỏi để vào đại học. Nhưng không may, thực tế thường khôngdiễn ra như ta mong ước".
Ông lớn lên ở Sài Gòn. Cha ông lúc đó là một thương gia nhưng không phải là một nhà giàu. Tuổi thơ của ông - như ông kể lại - bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh do ngoại xâm gây ra.
Lâm đã đến Hồng Công để học tiếp sau khi cha mẹ nhận ra sự nguy hiểm của cuộc chiến đang mở rộng. Còn gia đình ông vẫn ở lại làm ăn sinh sống tại Việt Nam.
Không còn gặp ba mẹ thường xuyên nữa, ông phải học sống tự lập trong môi trường xã hội mới của Hồng Công, mà theo ông, thật phức tạp so với sự đơn giản của xã hội Việt Nam.
Bài học phiêu lưu đầu đời đã mở ra. "Khi bạn học, bạn hãy suy nghĩ về một đứa bé tập đi, lúc đầu vấp ngã, bị đau, đôi khi bị thương, nhưng sau đó nó sẽ biết cách đi. Bạn có thể áp dụng bài học đótrong việc học sống tự lập của mình", Lâm nói.
Lời khuyên cho người trẻ
“Tôi nghĩ học tập là một kinh nghiệm suốt đời". Ông khuyên các bạn trẻ không nên ngưng học tập dù đã hoàn tất bậc trung học, đại học hay thậm chí tiến sĩ. "Bạn phải học thêm ở một môi trường khác vìnhững mục tiêu khác, không phải vì bằng cấp hay thi cử. Và chắc chắn bạn không thể tránh sai lầm như đứa trẻ tập đi, nó không thể không bị té lên té xuống đôi lần, sau đó mới đi được. Nếu như bạnkhông cho phép mình phạm sai lầm hay vấp ngã, bạn sẽ không đủ can đảm dấn mình vào những phiêu lưu và sẽ không học được điều mới mẻ. Thất bại là mẹ thành công - người Việt Nam thường nói như thế. Bạnluôn gặp những nghịch lý trong cuộc đời và nếu bạn là người mạnh mẽ, bạn sẽ vượt qua".
Một trong những thú vị tại thung lũng điện tử Silicon là trong kinh doanh, người ta không từ chối những người từng mắc sai lầm. Ông Lâm khám phá rằng trong cuộc đời mình, điều quan trọng là phải biếtxử lý những thành công, và cũng quan trọng không kém - xử lý cả những thất bại.
Bạn đọc trẻ Việt Nam chắc cũng thích nghe lời khuyên của nhà bác học tiên phong trong ngành kỹ thuật cao - vi mạch bán dẫn - về cách chọn trường học. Ông nói ở một mức độ nhất định, việc chọn trườngđại học phụ thuộc vào môn học mà bạn yêu thích và định lấy đó làm tương lai của bạn. Nhưng theo ông, có hai chuyện quan trọng, một là bạn muốn một trường tốt và hai là - điều này quan trọng hơn -trường đó sẽ quyết định tương lai của bạn. "Tôi đã thấy nhiều người tốt nghiệp từ những đại học lớn nhất và họ thường nghĩ rằng họ đã học tất cả ở đó rồi. Nhưng khi ra đời không phải tất cả đều thànhcông", Lâm nói. Do vậy, lời khuyên của ông là: bạn nên phụ thuộc vào chính bạn hơn là để cho trường học quyết định tất cả thay cho bạn. Vấn đề bạn là ai chứ không phải bạn học trường nào. Khi chọntrường, bạn nên nghĩ trường đó sẽ dạy bạn ít hơn nhưng lại cho bạn chất lượng tốt hơn.
Nguồn: Trần Ngọc Châu (Tuổi Trẻ tháng 12/2003)