Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/01/2011 18:36 (GMT+7)

Nguyễn Trọng Thắng với những công trình khoa học và lịch sử quân sự Hà Tĩnh

Đầu năm 70 chàng sinh viên Khoa Sử Trường đại học tổng hợp Hà Nội Nguyễn Trọng Thắng xung phong vào bộ đội. Được biên chế vào một đại đội trinh sát thuộc Sư đoàn 324 chiến đấu tại mặt trận Thừa Thiên Huế, anh đã tham gia gần 50 trận đánh lớn nhỏ, và sau đó được cử đi học tại Học viện chính trị- quân sự. Chàng trung đội trưởng 21 tuổi đó có thể tự hào về thành tích chiến đấu của mình, khi được đón nhận 3 huân chương chiến công giải phóng và 4 huy hiệu dũng sỹ diệt Mỹ. Trở về với cây bút quyển vở, anh vội đăng ký học tại chức môn lịch sử do Trường đại học tổng hợp mở tại Học viện để tiếp nối vốn kiến thức còn đang dang dở khi anh vào chiến trường. Thời gian này anh phải tranh thủ học cả ban đêm, cả ngày chủ nhật, khi các sinh viên đang thoải mái dạo chơi với người yêu trên các đường phố Thủ đô, cốt để kịp hoàn thành chương trình Đại học lịch sử trong vòng 5 năm và anh đã được đền bù xứng đáng khi đồng thời nhận được cả hai tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Học viện và Đại học Tổng hợp. Tuyệt vời hơn là anh đã được nhà trường đánh giá cao và giữ lại làm cán bộ giảng dạy bộ môn Triết học. Rời cây súng để cầm viên phấn đứng trên bục giảng là điều anh chưa từng nghĩ tới. Ở cương vị mới này anh đó lao vào nghiên cứu tổng kết thực tiễn, cải tiến phương pháp dạy học. Ba năm dạy học ở Học viện anh đều được công nhận là giáo viên dạy giỏi.

Trong một lần dẫn học sinh đi thực tập tại biên giới phía Bắc tháng 2/1979 anh đã bị thương không đủ sức để đứng trên bục giảng nữa, anh được cấp trên chuyển về miền Trung làm công tác nghiên cứu và chính bước ngoặt này đã ngắn chặt anh vào với mảnh đất Nghệ Tĩnh (về sau là Hà Tĩnh) với một nghề mới là nghề nghiên cứu khoa học quân sự và lịch sử quân sự. Mặc dù đã được đào tạo cơ bản ở nhà trường, nhung kinh nghiệm thực tiễn còn ít ỏi, vốn hiểu biết về địa phương cũng hạn chế nên anh đã mất 5 năm để hoàn thành cuốn sách đầu tiên Nghệ Tĩnh - Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lượcdo anh làm biên tập chính. Thực chất trong thời gian đó anh đã dành nhiều thời gian cho việc tiếp cận nghiên cứu thực tế, xây dựng phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương và cũng chính nhờ những kinh nghiệm, kiến thức tích luỹ được trong thời gian này, cộng với sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo chỉ huy, bạn bè đồng nghiệp, trong vòng 18 năm sau đó (từ 1991 đến 2008) anh đã triển khai viết tiếp 17 cuốn sách lịch sử, trong đó có một bộ 7 cuốn lịch sử quân sự và 10 cuốn lịch sử ngành, địa phương. Ngoài ra anh còn là người trực tiếp nghiên cứu, viết luận chứng đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 8 huyện, thị; 136 xã và các đơn vị thuộc LLVT Hà Tĩnh. Từ năm 1995, theo chủ trương của Bộ Quốc Phòng, Bộ CHQS tỉnh quyết định thành lập cơ quan Khoa học Công nghệ Môi trường cấp tỉnh, anh được tổ chức tin tưởng giao nhiệm vụ làm Trưởng ban Khoa học công nghệ môi trường và lịch sử quân sự. ë lĩnh vực mới này, anh lại tiếp tục nghiên cứu, học tập về cả về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tế của các nhà khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ năm 1996 đến 2006, anh đã chỉ huy, điều hành Ban KH-CN-MT và các đơn vị triển khai nghiên cứu trên 40 đề tài khoa học. Các đề tài trên đều được Hội đồng khoa học đánh giá cao và được ứng dụng vào thực tiễn đạt kết quả tốt. Riêng anh chủ trì nghiên cứu 8 đề tài khoa học, trong đó có 6 đề tài đạt xuất sắc như đề tài: xây dựng dân quân biển Hà Tĩnh trong cơ chế thị trường, xây dựng phòng tuyến biên giới Hà Tĩnh theo hướng kết hợp kinh tế với quốc phòng.vv.Ngoài ra anh còn làm chủ nhiệm dự án Nghiên cứu xây dựng trạm điện hỗn hợp gió + mặt trời tại đảo Sơn Dương.Dự án này đã đem lại hiệu quả cao, thiết thực phục vụ cho sinh hoạt, huấn luyện, chiến đấu của cán bộ trên đảo. Vừa là Trưởng ban, vừa là Bí thư chi bộ, bận rất nhiều công việc nhưng anh vẫn giành thời gian nghiên cứu học tập để vừa hoàn thành trách nhiệm của người lãnh đạo, chỉ huy cơ quan khoa học, vừa hoàn thành nhiệm vụ người cán bộ nghiên cứu. Năm 1998 anh đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ khoa học tại Trường đaị học Huế. Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu khoa học anh còn tích cực tham gia hoạt động báo chí với nhiều bài viết xuất sắc trên các báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương. Năm 1999 người chiến sỹ - nhà khoa học Nguyễn Trọng Thắng đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất về thành tích hoạt động KH-CN và huy chương Vì sự nghiệp khoa học công nghệ. Năm 2006 anh được Bộ Quốc phòng phong cấp hàm Đại Tá và sau đó chuyển sang làm công tác khác, nhưng vẫn tiếp tục say mê nghiên cứu khoa học. Người con đất Hà Nam đã thực sự trưởng thành trên mảnh đất Hà Tĩnh và trở thành một trí thức tiêu biểu của mảnh đất giàu truyền thống này. Nhiều công trình khoa học vẫn đang đợi anh phía trước. Vì anh đang ở độ tuổi sung sức, trí óc còn minh mẫn, cùng với sự ham mê nghiên cứu khoa học và lòng nhiệt thành với quê hương đất nước. Hy vọng rằng anh sẽ vượt qua được tất cả những khó khăn trở lực để giành được những đỉnh cao của sự nghiệp khoa học.

Xem Thêm

Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…