Nguyễn Kim Thản: Chân dung một người khai phá
Những tháng ngày gian khóGS Nguyễn Kim Thản kể với tôi là, lúc đầu cuộc đời ông không hề có duyên nợ gì với ngôn ngữ hay văn chương. Ông vốn dĩ là một cán bộ làm công tác Đảng, làm tới chức Bí thư Huyện uỷ huyện Kim Thành,Hải Dương, rồi Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ... Nhớ lại chuyện đó ông hay nói đùa: “Nếu mình cứ tiếp tục con đường này dễ có khi bây giờ mình vào Trung ương rồi cũng nên. Lúc đó các cậu muốn gặp tớ cũngkhó đấy!” Kể cũng lạ cho bước đường công danh sự nghiệp của ông. Có ai ngờ từ một cán bộ hành chính công chức, ông lại trở thành một trong những nhà ngôn ngữ học đầu ngành. Chính nhờ có sự phân côngcủa Đảng, ông được cử đi học ngữ văn và sau đó làm chuyên gia Việt Nam giảng dạy tại các trường đại học ở Bắc Kinh, Trung Quốc (từ năm 1950 đến 1957). Những ngày ở Trung Quốc, ông nóng lòng muốn vềViệt Nam để góp sức mình cho cuộc kháng chiến, nhất là khi biết tin ngay tại Chiến khu Việt Bắc, Ban Văn - Sử - Địa (tiền thân của Uỷ ban KHXH VN, sau đó là Trung tâm KHXH & NVQG, hiện nay là ViệnKhoa học xã hội Việt Nam) đã được thành lập theo quyết định của Trung ương. “Nghe tin Ban Văn - Sử - Địa thành lập mình vui lắm, nhất là ban này do ông Trần Huy Liệu phụ trách. Chà, ông này thì quảlà một kho tri thức. Mà toàn là tự học thôi nhé. Có lần ông Trần Huy Liệu kể với mình, hồi ông bị tù ở Côn Đảo, ông đặt ra nhiệm vụ mỗi ngày học thuộc 120 từ trong Từ điển Larousse (Một từ điển nổitiếng của Pháp - PVT). Thế mà ông làm được mới tài ... Quả là Lê Quý Đôn tái thế”. Từ nước ngoài, ông lần lượt gửi bài cho Tạp chí Văn - Sử - Địa và vì vậy, khi trở về nước GS Trần Huy Liệu thiết thamời ông cộng tác. Thời kì ấy cuộc sống khó khăn thiếu thốn đủ điều. Hoà bình lập lại chưa được bao lâu, đất nước còn bao điều phải lo. GS Trần Huy Liệu thật thà tâm sự: “Tôi rất muốn anh về cộng tác.Nhưng nói thật, anh về đây thì phải tự lo liệu lấy chỗ ăn ở đấy. Chúng tôi chưa lo được đâu...”. Rồi ông được phân về Viện Văn học (do GS Đặng Thai Mai làm Viện trưởng), làm ở Tổ Ngôn ngữ, một bộphận của Viện. Chính từ đây ông đã viết và cho công bố một công trình ngôn ngữ học đầu tiên và nổi tiếng nhất của ông: Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (NXB Khoa học, tập 1: 1963, 436 trang; tập 2:1964, 292 trang, NXB Giáo dục tái bản 1977, 638 trang). Đây quả là một công trình đồ sộ về dung lượng nhưng điều quan trọng là qua cuốn sách này, ông đã nghiên cứu và miêu tả một cách hệ thống nhấtmọi vấn đề liên quan tới tiếng Việt: từ, từ loại, cú pháp, v.v. Điều kì lạ là đã gần bốn chục năm trôi qua mà những tư tưởng học thuật của cuốn sách vẫn còn rất nhiều điều bổ ích đối với giới ngônngữ học. Đành rằng nhiều quan điểm học thuật của ông chịu ảnh hưởng khá nhiều của ngữ pháp châu Âu, nhất là ngữ pháp Pháp, nhưng tính hệ thống cũng như cách thức miêu tả chặt chẽ của tác giả đã giúpích rất nhiều cho những người nghiên cứu sau này về phương pháp luận nói chung. Các phương pháp tiếp cận cũng như các kết luận học thuật của cuốn sách vẫn giữ được sức sống lâu bền của mình.
Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ nổ ra ở miền Bắc, ông cùng đồng nghiệp ở Uỷ ban Khoa học xã hội khăn gói đi sơ tán lên vùng rừng núi Hiệp Hoà, Hà Bắc. Cùng ăn cơm sắn, cùng lên nương trồng lúa, trồngkhoai ... với đồng bào. Dĩ nhiên là vẫn phải đảm đương công việc chuyên môn đang canh cánh bên lòng. Đó là việc biên soạn cho xong cuốn bộ Từ điển tiếng Việt và Ngữ pháp tiếng Việt, hai công trìnhquan trọng làm nền móng cho việc dạy - học tiếng Việt ở nước Việt Nam thời kì mới - điều mà trước đây chưa hề được nghĩ tới chứ chưa nói tới chuyện làm một việc gì, dù nhỏ. Chính Thủ tướng Phạm VănĐồng lúc đó trực tiếp chỉ thị cho giới ngôn ngữ học phải thực hiện ngay nhiệm vụ này. Khi nhớ lại, GS Nguyễn Kim Thản bồi hồi xúc động kể: “Quả là một nhiệm vụ đầy trọng trách. Nhưng nói thật với cácbạn, lúc đó bọn mình lo lắm. Vừa lo cho cuộc sống, cho cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc, vừa phải bắt tay vào nghiên cứu biên soạn với hai bàn tay trắng. Trong những tháng ngày gian khó ấy, ông đãcùng anh em hoàn tất các công trình ngôn ngữ, trong đó có bộ Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan), v.v. vẫn còn nguyên giá trị cho đến hômnay".
“Hai” vị tổng biên tập đầu tiên
Trong cuộc đời hoạt động ngôn ngữ học của mình, GS Nguyễn Kim Thản là người duy nhất hai lần làm Tổng biên tập đầu tiên cho hai tờ tạp chí cùng chuyên ngành: Tạp chí Ngôn ngữ và Tạp chí Ngôn ngữ &Đời sống.
Cách đây 35 năm (1969), sau một thời gian chuẩn bị, Viện Ngôn ngữ học quyết định cho ra mắt Tạp chí Ngôn ngữ, một diễn đàn chung cho ngành ngôn ngữ học Việt Nam còn non trẻ. Đây là nỗ lực to lớn củamọi anh chị em - những nhà ngôn ngữ học đầu đàn, như Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Tuệ, Hoàng Phê, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Đái Xuân Ninh, Cù Đinh Tú, Tạ Phong Châu,... Thực tế ngành ngôn ngữ học ViệtNam đã thực sự hình thành và đã có những bước tiến mạnh mẽ từ những năm 60 của thế kỷ trước mà người đi tiên phong là GS Nguyễn Tài Cẩn. Ông đã có nhiều đóng góp đáng kể cho giới ngôn ngữ bằng tàinăng, sức lực và tâm huyết của mình.