Nguyễn Khánh Toàn
Đầu những năm 20, học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, tham gia các phong trào yêu nước để tang Phan Chu Trinh, đòi trả tự do cho Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh. Năm 1926, vào Sài Gòn, ra báo "Le Nhàquê", chủ bút báo "L"Annam", đăng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và những yêu sách của Nguyễn Ái Quốc ở Hội nghị Vecxay. Bị Pháp bắt giam. Năm 1928, sang Pháp, sau đó sang Liên Xô học trường Đảng,nghiên cứu sử học tại Đại học phương Đông, tham gia công tác của Quốc tế Công hội Đỏ và Quốc tế Cộng sản. Gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (1931). Năm 1939, về hoạt động với nhóm Cộng sản Việt Nam,ở Diên An (Trung Quốc).Cuối năm 1945, Nguyễn Khánh Toàn về nước và được giao nhiệm vụ xây dựng ngành giáo dục và khoa học xã hội. Trực tiếp chỉ đạo cuộc cải cách giáo dục năm 1950 (chuyển sang hệ thống giáo dục mới theo baphương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng). Là uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III (1960 - 1976), đại biểu Quốc hội khoá II và III, viện sĩ Viện Hàn lâm Cộng hoà Dân chủ Đức(1975) và Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1976). Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Để lại nhiều công trình nghiên cứu về nhiều lĩnh vực: "Vài nhận xét về thời kì từ cuối nhà Lêđến nhà Nguyễn Gia Long" (1948, tái bản 1954); "Vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản" (2 tập; 1960, 1962), "Giáo dục dân chủ mới" (1947), "Trường đại học" (1958), "Nền giáo dục Việt Nam - lí luận vàthực hành" (1991), v.v..
Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam Theo Giấy phép số 58/HĐ ngày 17 tháng 07 năm 2002 của Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam.