Nguyễn Hữu Nghĩa: Nhà sáng tạo bất đắc dĩ
Không thể chấp nhận chuyện thằng con rớt đại học, không chịu học trung học mà lông bông ở nhà rấp ranh ý định quay trở lại con đường xã hội, văn chương, một lần nữa, ông bố lại quyết định cuộc đời con trai: cuối năm 1976, Nguyễn Hữu Nghĩa có mặt trong lớp quản lý vận hành trạm biến điện của Công ty Truyền tải điện 2. Cuộc đời Nghĩa bước sang một ngã rẽ. Chính anh cũng không ngờ mình sẽ gắn bó, rồi yêu thương màu áo xanh và chiếc mũ bảo hộ lao động ở Công ty Truyền tải điện 4 (tên đơn vị sau này) đến giờ.
Không thể chấp nhận chuyện thằng con rớt đại học, không chịu học trung học mà lông bông ở nhà rấp ranh ý định quay trở lại con đường xã hội, văn chương, một lần nữa, ông bố lại quyết định cuộc đời con trai: cuối năm 1976, Nguyễn Hữu Nghĩa có mặt trong lớp quản lý vận hành trạm biến điện của Công ty Truyền tải điện 2. Cuộc đời Nghĩa bước sang một ngã rẽ. Chính anh cũng không ngờ mình sẽ gắn bó, rồi yêu thương màu áo xanh và chiếc mũ bảo hộ lao động ở Công ty Truyền tải điện 4 (tên đơn vị sau này) đến giờ.
Hết thời gian bị điều động sang làm ở Điện lực Hóc Môn, năm 1999, Nguyễn Hữu Nghĩa trở về “tổng hành dinh” phụ trách Xưởng Cơ điện rồi năm 2002 làm Trưởng xưởng Bảo trì thí nghiệm điện. Anh ghi điểm với đồng nghiệp bởi sáng kiến trên công trình nâng cấp đường dây 220 kV mạch 2 Thủ Đức- Long Bình.
Để ban giám đốc và đơn vị thi công chấp nhận, phương án mà Nghĩa đưa rất chặt chẽ, hợp lý. Công trình tiết kiệm được 2.000m dây cáp và phân nửa số tủ bảng điều khiển, giảm chi phí 180 triệu đồng. Sẵn đà làm tới, Nghĩa liên tục trình làng những sáng kiến, cải tiến: chế tạo thiết bị dùng kèm với máy đo góc pha kém nhạy để xác định góc pha trong công tác thí nghiệm rơle.
Nghĩa giải thích: “Bây giờ đã có máy đo được chỉ số nhỏ (vài mili ampere), chứ trước đây chúng ta chỉ có máy đo được chỉ số lớn. Giống như muốn cân miếng thịt 300 gram mà quả cân bé nhất của mình lại nặng đến 500gram vậy. Mày mò mãi, mấy anh em chế được máy đo chỉ số cực nhỏ, độ chính xác gần 100%”.
Trong giai đoạn 2003-2005, Nghĩa cùng với đồng nghiệp trong xưởng thực hiện được 49 sáng kiến liên quan đến việc khắc phục sự cố lắp đặt thiết bị trên lưới điện, hệ thống điều khiển bảo vệ tại các trạm biến áp với tổng trị giá làm lợi trên 730 triệu đồng.
Nhìn lại gần 30 năm gắn bó với ngành điện, kỹ sư Nguyễn Hữu Nghĩa biết ơn cha mình vì đã định hướng nghề nghiệp cho anh. Nhờ đó mà xã hội có thêm một nhà sáng tạo tài hoa.
Nguồn: sggp.org.vn5/8/2006