Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/09/2005 14:35 (GMT+7)

Nguyễn Hiền – Trạng nguyên không đợi tuổi

Nguyễn Hiền thông minh từ nhỏ. Khi lên sáu, bảy tuổi, theo học nhà sư ở chùa, học các sách chỉ đưa mắt lướt qua một lượt là nhớ ngày. Năm 11 tuổi đã nổi tiếng là thần đồng. Bấy giờ có người học trò ở đất Kinh Bắc tên là Đặng Tính, tự thị tài mình xuất chúng, xem nhẹ người tài trong thiên hạ. Nghe tiếng ở Hà Dương có thần đồng, liền tìm đến nhà chơi để thử xem tài học ra làm sao. Khi đến ra một bài phú:

Phụng hoàng sào vu A các, Kỳ lân du vu Uyển hựu(Có nghĩa: Chim phượng hoàng làm tổ trên A các, con kỳ lân ra chơi ở vườn Uyển hựu)

Nguyễn Hiền liền đọc ngay bốn câu thơ rằng:

Qui phi lạc thủy

Long bất Mạnh hà

Ý bỉ Hữu bùng chi quốc

Ấp vu Trúc lộc chi a

(Có nghĩa: Không phải con rùa ở sông Lạc Thủy

Không phải con rồng ở sông Mạnh Hà

Ấy kia nước Hữu Hùng (hùng là con gấu)

Đóng đô ở gò Trác Lộc (lộc là con hươu)

Câu nào cũng có giống cầm thú nên rất hay. Đặng Tính mới nghe qua đã lắc đầu lè lưỡi, bảo rằng:

- Thiên tài! Tôi xin nhường bác trẻ tuổi này!

Năm ấy thi đỗ thủ khoa. Năm sau vào thi đình, vua ra bài phú: “Áp tử từ kê mẫu phi Hồ”, có nghĩa, con vịt từ giã mẹ già về Hồ. Văn Nguyễn Hiền hay nhất, vua cất lên đỗ Trạng nguyên.

Trạng vào bái mạng vua trong sân rồng, vua thấy Trạng bé loắt choắt lấy làm lạ, hỏi rằng:

- Trạng nguyên học ai ở nhà?

Trạng thưa:

- Tâu bệ hạ, tôi sanh ra là đã biết ngay, chỉ còn chỗ nào tôi không biết thi mới hỏi nhà sư vài chữ...

Nhà vua thấy Trạng ứng đối chưa biết lễ phép, ăn nói không được khiêm tốn mới cho về học lễ phép, ba năm nữa mới dùng làm quan.

Nguyễn Hiền về nhà chưa được bao lâu thì có sứ Tàu đem bài thơ ngũ ngôn sang thử nhân tài nước Nam . Thơ rằng:

Lưỡng nhật bình đầu nhật

Tứ sơn điên đảo sơn

Lưỡng vương tranh nhất quốc

Tứ khẩu tung hoành gian

Vua hỏi các quần thần nhưng không có ai hiểu cả. Phải sai hai quan văn võ sang nhà Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai quan sứ đến làng Hà Dương, gặp một đứa trẻ trong nhà hàng xóm mặt mũi khôi ngô. Sứ giả hỏi thì đứa trẻ ấy không thèm đáp lại. Sứ giả liền đọc một câu đối rằng:

Tự là chữ, cất giằng đầu chữ tử là con: con ai con nấy.

Đứa trẻ ứng khẩu ngay:

Vu là dưng, bỏ ngang lưng chữ đinh là đứa: đứa nào đứa này.

Sứ giả biết đứa trẻ ấy là Nguyễn Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà, thì thấy Trạng đang lúi húi trong bếp, bèn đọc lên một câu đối:

Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mị tảo(Có nghĩa: Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp núc, lọ là phải nịnh vua bếp, có ý chê việc làm hèn hạ).

Trạng Hiền liền ứng khẩu:

Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh(Có nghĩa: Ta cốt có chức làm Tể tướng nhưng còn tạm nấu nồi canh)

Sứ giả thấy ứng đối nhanh nhảu và ý thâm thúy, chịu là giỏi, mới trình bày ý vua muốn mời Trạng vào kinh. Trạng nói rằng:

- Thiên tử trước kia bảo ta chưa biết lễ phép nhưng chẳng những Trạng chưa biết lễ phép mà cả đến Thiên tử cũng chưa biết lễ phép.

Nói thế rồi nhất định không chịu đi. Sứ giả về tâu lại với vua, vua sai đem xe ngựa và đồ lễ đến đón, bấy giờ Trạng mới chịu.

Khi đến Kinh đô, nhà vua đem bài thơ ra hỏi, Trạng cầm bút viết ra một chữ và giải rằng:

- Câu thơ thứ nhất là chữ nhậtngược xuôi bằng đầu nhau. Câu thứ nhì bốn chữ sanngược xuôi cũng bằng chữ san cả. Câu thứ ba, hai chữ vươngtranh nhau ở trong một nước. Câu thứ tư là bốn chữ khẩungang dọc cũng thành chữ khẩu cả. Tóm lại, chỉ là một chữ điền.

Giải xong đưa cho sứ Tàu xem, sứ Tàu phải phục. Vì thế, nhà vua cử Trạng làm “Kim tử vinh lộc đại phu”, sau làm đến công bộ thượng thư, không được bao lâu thì mất.

Nhà vua thấy người đại tài như thế mà không được thọ lấy làm thương tiếc vô cùng. Bấy giờ nhà vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền là huyện sở tại của Trạng thành tên huyện Thượng Nguyên, lại cấp cho năm mẫu ruộng tư điền và lập miếu thờ để cho dân làng xuân thu nhị kỳ cúng tế...


Nguồn: Thế giới trong ta, số 154

Xem Thêm

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...