Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 05/11/2013 22:00 (GMT+7)

Nguyễn Bá Nha với mô hình “Bếp tiện ích”

Ý tưởng từ mô hình “gánh ve chai

Cách đây hơn 2 năm, chứng kiến cảnh người dân thôn Nguyên Hà, xã Sơn Hà (Sơn Hòa-Phú Yên) có thói quen xả rác thải sinh hoạt ở khắp đường làng, chàng thanh niên Nguyễn Bá Nha nảy ra ý định thu gom rác thải để xử lý. Từ suy nghĩ ấy, Bá Nha đã tạo cho mình một “gánh ve chai” với phương tiện bằng chiếc xe Honda cũ kỹ rong ruổi đến từng ngõ hẻm, con đường trong thôn để nhặt rác thải, hay len lỏi đến từng nhà dân thu gom phế liệu rồi cũng tự mình thành lập một địa chỉ mang tên công trình “Thanh niên tự quản thu gom rác thải cứng và cho phân hủy” tại nhà.

Nguyễn Bá Nha tâm sự: “Tôi nhìn thấy người dân trong thôn bỏ đi những rác thải sinh hoạt và không mấy ai quan tâm, nên tôi nảy ra ý tưởng là đưa những rác thải đó làm vật dụng hữu ích. Tranh thủ trong ngày, tôi dạo một vòng ở những nơi người dân hay vứt rác bừa bãi, thu gom chúng lại. Những rác thải nào bán phế liệu được, tôi cho chúng vào gánh ve chai trên xe máy chở về nhà, còn thứ không bán được thì đốt, chôn lấp đi. Số tiền thu được từ phế liệu, tôi trích ra mỗi tháng là từ 150 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng để giúp đỡ người già, trẻ em nghèo trong thôn và tích lũy làm sinh hoạt phí cho Chi đoàn”.

Ở thôn Nguyên Hà nói riêng và xã Sơn Nguyên nói chung, cứ sau mỗi vụ thu hoạch rác mía lại vung vãi trên đường gây mất vệ sinh môi trường. Ngoài “gánh ve chai”, Nguyễn Bá Nha, tranh thủ thu gom rác mía để về xử lý làm phân bón cho cây trồng. Anh đào một hầm sau vườn nhà mình để ủ rác, cứ một lớp lá mía thì xếp một lớp phân bò khô, mỗi ngày tưới nước 2 lần. Ủ trong vòng một tháng, sau đó rác phân hủy rồi đem đi bón mía. Nhờ đó cây mía phát triển tốt, giảm tiền đầu tư mua phân bón.

Với sự mẫn cán và chăm chỉ, Bá Nha đã giúp kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Giờ đây, vợ chồng anh sở hữu gần 01 héc ta mía cùng với 4 con bò, với tài sản cơ bản này cùng với tự thân vận động của 2 vợ chồng, hiện hộ gia đình anh thoát khỏi danh sách hộ nghèo tại địa phương.

Nỗi niềm sáng tạo

Nguyễn Bá Nha, sinh năm 1987. Quê quán ở thôn Định Thiện Tây, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Theo gia đình lập nghiệp ở vùng đất Tây Nguyên (thôn Phú Yên, xã H’ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.) Hoàn cảnh khó khăn gia đình, anh dừng lại ở lớp 9 (tốt nghiệp THCS năm 2002)

Hiện, anh xây dựng gia đình và sinh sống ở thôn Nguyên Hà, xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

Việc thu gom xử lý rác mía để ủ phân, hay “gánh ve chai” chẳng qua là việc làm tự phát của bản thân, chưa lan tỏa mạnh trong cộng đồng. Nhận thấy ở gia đình anh lâu nay sử dụng bếp nấu trấu dùng quạt gió điện 12V, Nguyễn Bá Nha chợt nảy ra ý tưởng sáng tạo một chiếc bếp đốt được tất cả các loại rác thải (giấy vụn, rác lá cây, lá, bã mía...). Anh đem chuyện sáng tạo chiếc bếp chia sẻ và bàn với vợ, ngay lập tức, bị vợ anh gạt phắt. Anh lại chia sẻ với một vài người bạn thân, bị bạn trố mắt nhìn anh như thể nhìn người ngoài hành tinh. Có người bạn thân chân thành khuyên: “Người ta là kỹ sư sáng tạo ra nhiều mô hình, ở họ được đào tạo, học hành bài bản, Còn chúng ta là “lão nông xứ núi’ chính hiệu, muốn làm nhà sáng tạo chắc không được đâu... Đừng phí công vô ích. Rác thải, ô nhiễm đã có nhà nước lo…”.

Mặc vợ không đồng tình, mặc bạn bè can ngăn, đầu năm 2011, anh Nha bắt tay vào thực hiện ý tưởng bị cho là “khùng” này. Ngoài việc chăm sóc mấy con bò, bón phân, làm cỏ mía, tranh thủ đi thu “ve chai”, rảnh lúc nào anh lấy chiếc bếp của gia đình tháo ra... cặm cụi nghiên cứu, kẻ vẽ cải tiến mô hình chiếc bếp mới. Nhiều bữa anh quên ăn uống, cứ loay hoay với những tấm tôn, búa, kìm rồi hì hục đo vẽ ... Các xưởng cơ khí hàn-tiện trong xã, hay trên huyện đâu đâu anh cũng đã đến. Anh dò hỏi kỹ thuật đục lỗ đáy bếp, hay công xì hàn cho một thiết bị nào đó của bếp, và anh cũng tranh thủ xin chủ xưởng từng mẩu sắt vụn, những vật liệu thải thấy phù hợp để về anh phục vụ cho việc sáng tạo chiếc bếp của mình. Có những chi tiết, bộ phận, anh kiên trì tìm kiếm hàng tháng trời, rồi cải tạo, gọt giũa sao cho vừa để lắp ráp với các bộ phận khác. Cái tên Nha “ve chai” cũng được gán cho anh từ đây.

Có những lúc, khó khăn khiến anh chán nản. Anh chia sẻ: “Tôi chỉ học hết lớp 9, không qua trường lớp chế tạo cơ khí, chỉ có tình yêu quê hương và sự đam mê nên vô cùng khó khăn. Cộng thêm việc vợ con có lúc cằn nhằn, khó chịu với việc mình làm nên nhiều lúc cũng nản lắm. Khi ấy, tôi lấy xe máy chạy lang thang “giải stress” trong thôn và lên rẫy mía để “thả hồn thơ” mình vào đấy. Nhưng trên đường đi bắt gặp rác thải còn vương vãi … tôi lại quyết tâm phải thành công”.

“Đứa con” ra đời

Sau gần một năm, cuối năm 2012, chiếc bếp xử lý rác thải của anh ra đời trong niềm vui “không thể tả hết” (lời anh nói), trong sự khâm phục của bạn bè, người thân. Được biết trước khi “Bếp tiện ích” tham gia Hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 5, anh đã “xuất xưởng” gần 10 chiếc bếp với giá rất “tình nghĩa” cho bà con địa phương (400 ngàn đ/bếp)

Tại buổi chung khảo Hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 5, khi thuyết minh với Hội đồng giám khảo, anh bộc bạch: Ý tưởng thôi thúc để sáng tạo chiếc “Bếp tiện ích” thành công như hôm nay là nhờ sự tuyên truyền của Tỉnh đoàn Phú Yên về việc tham gia Hội thi STKT lần thứ 5 của tỉnh, trong dịp anh đi dự và nhận giải thưởng Gương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, nhân kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/2013 vừa qua.

Nguyễn Bá Nha sử dụng “Bếp tiện ích” trong sinh hoạt thường ngày của gia đình

Tận mắt chứng kiến anh thao tác cách sử dụng “ Bếp tiện ích”, mới tin khả năng và lòng nhiệt huyết sáng tạo của anh là sự thật. Bá Nha giải thích phần cải tiến vỉ đáy của bếp: “Các lỗ thông gió ban đầu vỉ đáy thưa từ 3cm đến 5cm, nên khoan thêm lỗ 4mm khoảng cách 1,5 đến 2,5 cm. Từ đó khi oxy thông lên đều, cháy hết nguyên liệu, không khói và lửa không tắt giữa chừng. Đặc biệt phần tạp chất rơi dần xuống các lỗ vỉ thông gió”. Về sáng tạo phần miệng lò thứ 2, anh cho biết “Miệng lò cải tiến là 9,5 cm (nhỏ hơn miệng lò cũ là 2cm), mục đích để thu và giữ ngọn lửa tập trung. Hơn hết là sử dụng linh động theo ý muốn (các cỡ nồi, xoong, điều chỉnh lửa lớn hay nhỏ...)”. Ngoài ra để tận dụng lượng nhiệt còn lại, anh đã sáng tạo ra chiếc lồng nướng.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội của “Bếp tiện ích”, Nguyễn Bá Nha, rành rọt thuyết minh “ Bình quân mỗi hộ gia đình nấu ăn 3 lần/ngày, cần 3,9kg rác (nhiều loại rác thải), suy ra một tháng, một hộ gia đình tiêu thụ 117 kg và một năm là hơn 1,4 tấn rác. Từ đó chúng ta cứ làm phép tính cấp số nhân đối với 100 hộ thì một năm xử lý 140 tấn rác và cứ thế nhân rộng mô hình ra toàn xã thì hiệu quả tiết kiệm chi phí số tiền bỏ ra để mua vật liệu đốt trong sinh hoạt nấu ăn của mỗi hộ gần 2 triệu đồng/năm”. “Nguyên Hà quê tôi, toàn thôn có 100 hộ, chỉ cần 10 hộ sử dụng giải pháp này, tin chắc trong 1 năm xử lý được 14 tấn rác, làm sạch môi trường thôn xóm” Nguyễn Bá Nha, khẳng định.

Khi được hỏi, anh có mong muốn gì đối với sáng tạo của mình, anh Nha, trải lòng: “Tôi hy vọng chiếc bếp phát huy hiệu quả, giải quyết được vấn nạn rác thải gây ô nhiễm môi trường ở quê tôi và được áp dụng ở nhiều địa phương khác. Mong rằng giải pháp này được các cơ quan chức năng quan tâm, để được tạo điều kiện công nhận và đăng ký độc quyền sáng chế. Từ đó được vay vốn, xây dựng xưởng nho nhỏ để tạo điều kiện cho bản thân và thanh niên địa phương sản xuất bếp và xử lý rác…”.

Đem câu chuyện anh Nha “ ve chai” sáng tạo giải pháp mô hình “Bếp tiện ích” xử lý rác thải, trao đổi với ông Lê Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Sơn Nguyên, ông Thọ cho biết: “ Địa phương rất vinh dự, khi nghe tin anh Nguyễn Bá Nha đạt giải thưởng của Hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 5. Việc làm của anh Nha đã góp phần chung tay bảo vệ môi trường. Qua đó đã tạo hình ảnh đẹp trong mắt người dân về thanh niên giàu lòng nhiệt huyết, đam mê sáng tạo vì cuộc sống cộng đồng”.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.