Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/07/2022 10:26 (GMT+7)

NGƯT.GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn: Trăn trở với giáo dục tới tận ngày cuối đời

Trước lúc mất khoảng hơn 2 tuần, câu chuyện mà NGƯT.GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn trao đổi với phóng viên vẫn là những trăn trở, nặng lòng về giáo dục, về sách giáo khoa.

Thương tiếc người thầy giáo tài năng, mẫu mực
Nhà giáo Ưu tú. GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn, sinh năm 1948 trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở Liên Bạt , Ứng Hòa, Hà Tây (cũ).
Ngay từ thời niên thiếu, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn là một học sinh có năng khiếu đặc biệt về môn Vật lý-Toán và có ước mơ sau này trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.
NGUT.GS.TSKH. Nguyen Xuan Han: Tran tro voi giao duc toi tan ngay cuoi doi
 Nhà giáo Ưu tú. GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn. Ảnh: VNU.
Gia đình vất vả, đông anh chị em, nên từ nhỏ, ông đã phải vừa học vừa làm đủ thứ nghề để kiếm sống, từ lấy củi, vắt bún…
Năm 1967, ông được Nhà nước cử đi học Đại học ở Trường Đại học Tổng hợp Minsk-Liên xô (cũ).
“Gia đình tôi khá vất vả, đông anh chị em. Những năm tháng đó, được cử đi học nước ngoài vừa là niềm vui, hạnh phúc, nhưng cũng là một gánh nặng, áp lực khi mà biết bao nhiêu bạn bè của mình ở nhà đang ra chiến trường, chiến đấu giành độc lập cho đất nước. Chính vì vậy, tôi và những du học sinh lúc bấy giờ đều tập trung toàn bộ tâm trí cho học tập để phục vụ Tổ quốc, cố gắng xứng đáng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và những hy sinh của bạn bè ở nhà”, GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn chia sẻ.
Với sự nỗ lực hết mình trong học tập, ông học 1 năm 2 lớp, chỉ sau hơn 2 năm, ông đã hoàn thành toàn bộ chương trình 5 năm của trường. Sau đó, ông chuyển lên Viện Liên hợp hạt nhân Dubna nghiên cứu, thực tập ĐH, được học ở ngôi trường danh tiếng nhất Liên Xô là Đại học MGU.
Năm 1971, GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn tốt nghiệp đại học loại xuất sắc. Cùng với thành tích nghiên cứu khoa học, ông được Trường giữ lại làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh.
Năm 1977, ông trở về nước, công tác một thời gian ngắn Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, giúp việc cho Bộ trưởng Tạ Quang Bửu. Sau đó, ông về làm Giảng viên ở Khoa Vật lý, Trường ĐH Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).
Năm 1988, ông trở lại Viện Liên hợp hạt nhân Dubna, bảo vệ thành công luận văn TSKH về lĩnh vực chuyên sâu của vật lý lý thuyết: Lượng tử hóa Trường chuẩn - đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp khoa học. Thời điểm này, ông đã có 65 công bố khoa học, trong đó chủ yếu đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín. Những công trình của ông sau này về lĩnh vực hấp dẫn lượng tử - tiếp tục gây được tiếng vang, được đồng nghiệp nể phục.
Trong thời gian công tác , ông từng giữ nhiều trọng trách. Ông là Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý lý thuyết và tham gia nhóm nghiên cứu mạnh về vật lý lý thuyết của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 1996 dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông tham gia sáng lập Hội Khuyến học VN (năm 1996). Ông được giao nhiệm vụ tổ chức các hội thảo quốc gia về giáo dục, góp phần xây dựng và triển khai nghị quyết TƯ2. Hội thảo đã giải quyết những vấn đề nổi cộm trong giáo dục, giúp thông tin để Quốc hội thông qua Luật Giáo dục 1998.
Năm 1998, ông được Thủ tướng Võ Văn Kiệt bổ nhiệm là Ủy viên Hội đồng QG Giáo dục (năm 1998). Từ đây, ông tiếp tục có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục nước nhà, đặc biệt là những phản biện về giáo dục rất sắc sảo, sâu sắc. Ông có thêm một biệt danh mới – người phản biện ngành giáo dục đào tạo.
Đối với Hội Vật lý Việt Nam, ông có nhiều đóng góp cho Hội. Nhiều năm ông tham gia BCH TƯ Hội , nguyên Phó Chủ tịch Hội , nguyên Tổng biên tập Tạp chí Vật lý ngày nay.
Ở cương vị một người thầy, ông tận tâm với học trò, có công đào tạo nhiều thế hệ sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh vật lý xuất sắc của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
Ông cũng tham gia viết nhiều sách, giáo trình có giá trị như cuốn Lý thuyết trường lượng tử , Cơ học lượng tử…
“Toàn thể chúng ta đau buồn thương tiếc vĩnh biệt Nhà giáo Ưu tú, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn – một nhà Vật lý tài năng, một người thầy giáo mẫu mực góp phần đào tạo bao thế hệ sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên”, GS.TS Nguyễn Quang Báu, Trưởng Bộ môn Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – cũng đồng thời là người bạn thân thiết của GS Nguyễn Xuân Hãn bày tỏ nỗi đau buồn.
Gần trọn đời đau đáu về giáo dục nước nhà
Cầu thang hẹp và tối, căn phòng với những giá sách, hồ sơ đầy ắp, tưởng như lộn xộn nhưng lại được đánh “số” cẩn thận (khi cần tài liệu gì là lập tức có ngay), chiếc máy tính cũ, chiếc đèn bàn hắt một vùng sáng nhỏ…
NGUT.GS.TSKH. Nguyen Xuan Han: Tran tro voi giao duc toi tan ngay cuoi doi-Hinh-2
 GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn. Ảnh: Mai Loan.
Mỗi khi nhớ về GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn, tôi lại hình dung ra căn phòng đó. Một không gian có gì đó “cũ kỹ”, “cổ điển”, như tách biệt với thế giới ồn ã của Hà Nội bên ngoài. Ở đó, có vị Giáo sư vẫn miệt mài làm việc. Thi thoảng ông chau mày, có lúc lại cười thật tươi.
Ở đó, tôi đã được nghe ông kể câu chuyện về cuộc đời ông, từ những ngày đi học đầy vất vả khó khăn, những thăng trầm cuộc sống… Cũng có những khoảng lặng, hồi ức buồn, nhưng rất nhanh, ông lấy lại vẻ mạnh mẽ, lạc quan.
Và khi nói về giáo dục, dường như ông có một nguồn năng lượng vô biên. Ông không ngại dành thời gian nói về “lịch sử” vấn đề, về điều ông đau đáu, theo đuổi bao năm qua – giáo dục, trong đó có vấn đề sách giáo khoa.
NGUT.GS.TSKH. Nguyen Xuan Han: Tran tro voi giao duc toi tan ngay cuoi doi-Hinh-3
Giá sách đầy ắp những cuốn sách, tài liệu. Ảnh: Mai Loan.
Theo GS. Hãn, muốn có sách giáo khoa chuẩn, việc đầu tiên phải làm rõ “chuẩn kiến thức” trong học thuật. Việc này hết sức hệ trọng trong khoa học.
“Chuẩn kiến thức” là gì? Có một hình ảnh so sánh mộc mạc, có ý nghĩa tương tự như đoạn tre dùng làm thước đo mà người ta thường gác lên xà nhà, sau khi xây nhà xong. Ở đồng bằng Bắc Bộ, qua cái thước đo ấy, người thợ giỏi sẽ biết được kích cỡ, tỷ lệ kèo, cột… và hình dung ngôi nhà như thế nào?
Tại Liên bang Nga, theo Luật Giáo dục thì chuẩn kiến thức được thông qua tại Nghị viện (Duma) ít nhất mười năm một lần để có cơ sở xác định trình độ tối thiểu bắt buộc”, GS. Hãn nói.
GS. Hãn cho rằng, hiện nay, có 5 nước lớn là Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nga, họ đã có được những bộ sách giáo khoa với kiến thức chuẩn, với Khoa học Tự nhiên, ta chỉ cần “bê” về, và thiết kế lại cho phù hợp hơn với đặc điểm của nước ta, vừa nhanh, vừa tiết kiệm lại chuẩn. Đó cũng là cách mà những nhà biên soạn SGK ngày xưa đã làm như GS. Hoàng Tụy, GS. Nguyễn Văn Huyên…
“Kiến thức khoa học tự nhiên và kỹ thuật chung nhau toàn thế giới. Khoa học không có biên giới, chỉ có nhà khoa học có Tổ quốc”, GS. Nguyễn Xuân Hãn chia sẻ.
NGUT.GS.TSKH. Nguyen Xuan Han: Tran tro voi giao duc toi tan ngay cuoi doi-Hinh-4
 Chân dung GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn. Ảnh: Giáo dục Việt Nam. 
Thi thoảng, nghĩ tới vấn đề phản biện, ông lại điện thoại cho tôi chia sẻ về những điều ông đang tâm tư. Trong tất cả các câu chuyện, lúc nào ông cũng mong muốn làm sao để nền giáo dục nước nhà tốt lên.
Cách đây khoảng hơn 2 tuần, ông gọi cho tôi, bảo tôi lấy giấy bút ra, ghi những điều ông chia sẻ.
Trong đó, ông vẫn nhấn mạnh tới việc cần kế thừa, và không thể “cắt khúc, cuốn chiếu” trong làm sách giáo khoa. Như vậy sẽ phá vỡ tính hệ thống, làm hại đến học sinh.
Nghe giọng ông, tôi có cảm giác ông không khỏe. Tôi hỏi ông có ổn không, ông nói không sao, hãy tập trung vào vấn đề ông đang trao đổi – những điều ông vẫn trăn trở rất nhiều. Tôi không ngờ, đó là lần cuối cùng được trò chuyện với ông, được nghe tiếng nói phản biện tâm huyết từ ông.
Có lần, tôi hỏi ông, ông có ngại phản biện, “va chạm” hay không? Ông nói, những điều ông nói là mong điều tốt đẹp hơn đối với giáo dục nước nhà, cho thế hệ trẻ thì sao lại ngại, nếu ngại ông đã không làm.
Tin ông ra đi thật đột ngột, đau buồn. Xin vĩnh biệt Nhà giáo Ưu tú, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn – một trái tim tràn đầy nhiệt huyết, một người thầy đã dành gần trọn một đời cống hiến cho giáo dục!

Theo thông tin từ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn mắc bệnh hiểm nghèo. Ông từ trần hồi 19 giờ 56 phút ngày 22 tháng 07 năm 2022 (tức ngày 24 tháng 06 năm Nhâm Dần ), hưởng thọ 75 tuổi. Trên trang cá nhân của nhiều đồng nghiệp, học trò ông đã để lại những dòng tiễn biệt đau buồn với người Thầy tận tâm, nhà khoa học đáng kính và đầy tâm huyết với giáo dục nước nhà.

Xem Thêm

Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Máy hốt lúa - Sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật của một nông dân
Đầu tháng 6/2023, Liên hiệp Hội Phú Yên về thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên để “Mục sở thị” chiếc máy hốt lúa của anh Nguyễn Ngọc Trí, Đồng thời, tư vấn để anh Trí tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, lần thứ 10 (2022-2023) vì nhận thấy đây là mô hình sáng tạo, được mọi người đánh giá cao.
Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.

Tin mới

Quảng Ngãi: Góp ý tư vấn và phản biện Công viên Quảng trường biển
Ngày 29/9/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tổ chức tọa đàm tư vấn, phản biện: Đề xuất Chủ trương đầu tư dự án Công viên Quảng trường biển, kết hợp Khu đô thị - Dịch vụ sinh thái thành phố Quảng Ngãi Ông Huỳnh Văn Tố, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội chủ trì buổi tọa đàm.
Thúc đẩy khoa học, công nghệ vì một Việt Nam thịnh vượng, phát triển bền vững
Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội chính là thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bình Phước: Tìm giải pháp ứng dụng công nghệ mới nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp
Sáng 28/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp ứng dụng vật liệu mới và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp”.
Phú Yên: Hội Làm vườn nỗ lực không ngừng góp phần xây dựng nông thôn mới
Là tổ chức xã hội nghề nghiệp của người nông dân, hoạt động trong phạm vi địa bàn toàn tỉnh. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, Hội đã bám sát chức năng nhiệm vụ và căn cứ điều kiện cụ thể, cùng với cách tiếp cận phù hợp, đổi mới, sáng tạo, từng bước xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển.
Tham vấn ý kiến các nhà khoa học về Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì hội thảo.
Đêm hội trăng rằm - Ấm tình Vusta
Ngày 26/9, Công đoàn và Chi đoàn cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình vui Tết Trung thu “Đêm hội Trăng rằm - Ấm tình Vusta” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em của cán bộ, công nhân viên cơ quan.
Đổi mới và sáng tạo hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ
Truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học & công nghệ là nhiệm vụ quan trọng và cũng là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên, nơi tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong việc truyền bá kiến thức cho cộng đồng, người dân và xã hội.
Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.