Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 07/02/2007 00:48 (GMT+7)

Người Việt thành danh trong tin học

Trương Trọng Thi – cha đẻ của máy vi tính đầu tiên trên thế giới


Trương Trọng Thi nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh vào năm 1999

Chiếc máy tính cá nhân Micral N đầu tiền trên thế giớI


Trương Trọng Thi sinh năm 1936 tại Sài Gòn. Năm 14 tuổi, ông sang Pháp học, rồi trở thành kỹ sư ở Trường Vô tuyến điện Pháp Sau một thời gian làm cho Schlumberger, ông thành lập công ty riêng là R2E (viết tắt của Réalisation d"Études Électroniques).


Năm 1973, ông chế tạo ra Micral mà nhiều người coi là máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Một bản mẫu của nó hiện được trưng bày trong Viện bảo tàng máy tính Boston (Mỹ). Trong một chuyến sang Mỹ, ông được biết công ty Intel đã phát triển một bộ xử lý có kích thước nhỏ. Khi quay về Pháp ông đã cho ra đời máy tính Micral với bộ vi xử lý Intel 8008, đây không chỉ là một máy tính tay đơn thuần mà là một chiếc máy tính cá nhân hoàn chỉnh có bộ nhớ 256 bytes (có thể mở rộng đến 1K!), bàn phím và màn hình. Micral tiếp tục được phát triển đến năm 1978, năm đó R2E bị tập đoàn Bull mua lại. Tập đoàn này sau đó đã thương mại hóa các phiên bản khác nhau của Micral để phục vụ cho các cơ quan hành chính Pháp và các trạm thu lộ phí.


Năm 1995, ông thành lập APCT, một công ty chuyên về các phần mềm bảo mật. Ông được trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh vào năm 1999. Công lao của Trương Trọng Thi trong ngành máy tính còn được ghi nhận ở những ý tưởng tiên phong về loại máy vi tính tương thích, về xử lý và lưu trữ dữ liệu, về lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang học. Ông được đánh giá ngang tầm với Shannon (kỹ sư người Mỹ) -cha đẻ của lý thuyết thông tin.


Trương Trọng Thi là người luôn thiết tha với sự nghiệp xây dựng ngành tin học non trẻ của Việt Nam. Theo lời kể của cố GS Trần Lưu Trương, chuyên gia số 1 và lão thành của nước ta về CNTT, ông đã rất xúc động và cảm ơn số phận đã cho mình cơ hội gặp gỡ Trương Trọng Thi tại Paris năm 1972. Năm 1973, GS và các cộng sự ở Ủy ban KH&KT Nhà nước lại vô cùng cảm động nhận được máy PC đầu tiên đưa vào sử dụng ở Việt Nam, mang nhãn hiệu Micral N, do chính người sáng chế là Trương Trọng Thi gửi tặng. Năm 1978, với cương vị Tổng giám đốc R2E, ông Trương Trọng Thi về nước đặt vấn đề đầu tư một cơ sở lắp ráp máy PC Micral N tại Hà Nội, tiếc rằng do cơ chế quan liêu, bất cập thời đó, việc đầu tư đã không thành.


Thế giới ghi nhận Trương Trọng Thi là lớp người tiên phong khai phá ra PC và kỹ thuật vi xử lý. Tại bảo tàng PC (Computer Museum) của thế giới ở Boston (Mỹ) hiện đang trưng bày 1 máy Micral N và một máy khác được trưng bày tại Paris (Musée des Arts et Métiers). Năm 1999, Chính phủ Cộng hòa Pháp đã trao tặng ông Huân chương cao quý Légion d’Honneur hạng 5.


Trương Trọng Thi mất ngày ngày 4 tháng 4 năm 2005 tại Paris trong niềm tiếc thương vô hạn của mọi người.

Ngô Quang Hưng – Một trong những nhà khoa học hàng đầu của thế kỷ 21


Ngô Quang Hưng sinh ra ở Hà Nội và cùng gia đình vào Sài Gòn từ bé. Cậu cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong này đã thi đỗ vào Đại học Bách khoa Tp.HCM và tốt nghiệp kỹ sư ngành máy tính năm 1995. Từ năm 1996, anh sang Mỹ làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại trường Đại học Minnesota – Twin Cities. Anh hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành mạng năm 2001. Trong thời gian làm luận án tiến sĩ tại Đại học Minnesota – Twin Cities, anh đã theo học và tốt nghiệp thạc sĩ Toán cũng trong năm 2001.


Ngô Quang Hưng – Giáo sư Đại học Buffalo, New York, Mỹ - nhận được giải thưởng rất danh giá “NSF CAREER Award” để phát triển một lý thuyết cho phân tích và thiết kế switch quang học tốc độ siêu nhanh trong 5 năm (2004 đến 2009).


Một điều đáng khâm phục là cả hai hướng nghiên cứu của anh đều được đánh giá rất xuất chúng. Để biết được tại sao dùng từ xuất chúng để nói đến khả năng của anh, chúng ta hãy điểm sơ qua những thành tích mà giáo sư trẻ Ngô Quang Hưng đã đạt được ở tuổi 34 của mình.


Ngoài giải thưởng danh giá NSF CAREER anh còn nhận được giải thưởng khác như: Học giả xuất sắc năm 2005, Giảng viên xuất sắc năm 2003, 2002, và nhiều giải thưởng khác. Anh được mời làm người duyệt bài và thành viên hội đồng khoa học của nhiều tạp chí và hội nghị khoa học hàng đầu trong ngành mạng. Ngoài ra, anh còn là tác giả và đồng tác giả của một quyển sách, 8 chương sách, và hơn 40 bài báo, tạp chí khoa học khác.


Về những nghiên cứu toán của mình, giáo sư Ngô Quang Hưng cũng có những đóng góp đáng kể. Trong luận văn thạc sĩ của mình, anh đã đưa ra một chứng minh cho công thức nổi tiếng q-Mehler. Trong bài viết Ảnh hưởng Lotharingian đối với Toán tổ hợp: huyền thoại và thực tế của mình, giáo sư Foata đã nhận xét về đóng góp của Ngô Quang Hưng như sau. “Chúng ta phải chờ cho đến năm 2002 mới có được một chứng minh đúng cho đẳng thức nổi tiếng này, chứng minh của Ngô Quang Hưng, một học trò của Dennis Stanton”.


Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ- NSF - khi nhận xét về những người được giải thưởng CAREER. : giáo sư trẻ Ngô Quang Hưng là một trong những người có nhiều tiềm năng trở thành nhà khoa học hàng đầu của thế kỷ 21.


Ngô Quang Hưng là người đa tài trong nhiều lĩnh vực, không chỉ là nhà khoa học tầm cỡ thế giới mà Anh còn là nhà giáo dục học, nhà hoạch định chính sách, nhà văn, nhà báo .. . Dù rất bận rộn với công việc nghiên cứu khoa học ở Mỹ , Ngô Quang Hưng vẫn dành thời gian thường xuyên về Việt Nam đóng góp tài trí cho quê hương. Trên diễn đàn báo chí, Anh có nhiều bài viết gây được tiếng vang trong giới sinh viên Việt Nam như : “tản mạn về mảnh bằng Ph.D”, “Từ một ước mơ”, “Từ kiến trúc mở đến tinh thần mở”... nhưng nhiều người Việt Nam vẫn chưa biết tầm cỡ khoa học của tác giả bài viết này.


Kiều Tiến Dũng với phần mềm “máy tính lượng tử“


Giáo sư Dũng tại Đại học Swinburn


Kiều Tiến Dũng sinh năm 1961 tại Sài Gòn. Năm 1980 KTD rời Việt Nam sang định cư và học ở úc. Năm 1984, sau khi đỗ bằng cử nhân toán - lý xuất sắc tại Đại học Queensland, úc, Kiều Tiến Dũng nhận được học bổng làm luận án tiến sĩ tại Đại học Edinburgh ở Anh. Hoàn thành luận án năm 1988, ông trở thành giáo sư Đại học Edinburgh và Đại học Oxford. Năm 1991, ông trở về làm giáo sư Đại học Melbourne, đồng thời cộng tác nghiên cứu với các đại học danh tiếng nhất của Mỹ như Đại học Princeton, Đại học Columbia, Đại học MIT. Hiện ông là lãnh đạo nhóm nghiên cứu của CSIRO - Cơ quan nghiên cứu quốc gia của Australia, kiêm giáo sư vật lý lý thuyết tại Đại học Swinburne thuộc thành phố Melbourne.


Trong một công trình nghiên cứu ứng dụng các nguyên lý của cơ học lượng tử vào khoa học tính toán được gửi tới Viện nghiên cứu quốc gia Mỹ ở Los Alamos gần đây, giáo sư Kiều Tiến Dũng đã đưa ra một kết luận hết sức quan trọng: "Chúng tôi bác bỏ Luận đề Turing-Church bằng cách chỉ ra rằng tồn tại những bài toán không giải được theo nguyên lý Turing, nhưng có thể giải được bằng cách thực hiện những quy trình cơ học lượng tử xác định rõ ràng". Nói cách khác, giáo sư Dũng đã khám phá ra rằng những bài toán không giải được bằng máy tính hiện nay thực ra có thể giải được bằng máy tính lượng tử - máy tính dựa trên nguyên lý mã hóa lượng tử.Theo NewsFctor, công trình của giáo sư Kiều Tiến Dũng có thể bắn một phát đạn trúng hai đích: Bài toán số 10 của David Hilbert và SCTM của Alan Turing.


Ông đã có một khám phá có thể làm cho nền toán học và khoa học máy tính của thế kỷ trước vượt qua được giới hạn của chính nó: Những bài toán từng được coi là "không giải được" hoặc "không tính được" có thể sẽ giải được bằng cách sử dụng những tính chất bí ẩn của cơ học lượng tử.Công trình này hiện thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới vì lần đầu tiên nó nêu lên những nguyên lí của một máy tính lượng tử trong tương lai cho phép giải được những bài toán thuộc loại không giải được (unsolvable) hoặc không tính được (uncomputable) bằng máy tính thông thường. Tạp chí New Scientist, một tạp chí tiên phong trong việc giới thiệu những tư tưởng mới trong khoa học, bình luận: Đó là một cuộc tấn công táo bạo vào chính những giới hạn của toán học, nhờ đó có thể lấy lại những kho báu mà chúng ta tưởng rằng vĩnh viễn sẽ nằm ở phía bên kia tầm với.


Có lẽ phải vài ba chục năm nữa mới có thể ra đời những máy tính lượng tử kì lạ đó, nhưng ngay từ bây giờ Kiều Tiến Dũng đã được nhìn nhận như một kẻ táo gan dám đối mặt với những thách thức thuộc loại tầm cỡ nhất, khó khăn nhất của khoa học tính toán!


Tiến sĩ Richard Gomez, giáo sư Đại học George Mason ở Mỹ, một chuyên gia có uy tín lớn trong khoa học máy tính hiện nay nhận định: "Tôi đã đọc các công trình của giáo sư Kiều Tiến Dũng và nhận thấy chúng đó hoàn toàn phù hợp với những khám phá của các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực tính toán lượng tử và vật lý lượng tử. Không còn nghi ngờ gì nữa, hiện nay đã có một sự chấp nhận rộng rãi rằng thông tin mang tính chất vật lý, và vật lý lượng tử cung cấp những quy luật của sự ứng xử vật lý đó". Ông nói tiếp: "Đặc trưng kỳ lạ của cơ học lượng tử cho phép chúng ta làm việc với toàn bộ thông tin theo những cung cách hoàn toàn mới. Đơn giản là giáo sư Kiều đã biết lợi dụng những quy luật của vật lý lượng tử để đạt tới những kết quả mà trong thế giới của vật lý cổ điển không thể đạt tới được".


* TS, Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.