Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 17:43 (GMT+7)

Người Việt Nam đầu tiên tạo được chất phụ gia maltodextrin từ sắn

Maltodextrin là một phụ gia được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm. Maltodextrin được sản xuất theo phương pháp thủy phân tinh bột bằng enzyme và cho đến nay Việt Nam vẫn còn phải nhập ngoạiphụ gia này.

TẠO MALTODEXTRIN BẰNG NGUỒN ENZYME TRONG NƯỚC

Trước Hoàng Kim Anh, trong nước đã có nhiều người nghiên cứu Maltodextrin từ sắn nhưng không thành công. Nước ngoài có những nghiên cứu về Maltodextrin nhưng quy trình công nghệ đòi hỏi vốn đầu tưcao. Năm 2000, sau khi tham gia khóa học một năm tại Đức về công nghệ sinh học và chuyển giao công nghệ, va li hành lý của cô toàn là sách về Maltodextrin.

Thật ra, Hoàng Kim Anh đã quan tâm đến Maltodextrin từ năm 1996. Trong điều kiện thiếu tài liệu nên Hoàng Kim Anh đã phải mày mò làm từ thực tế. “Chính những công việc thực tế ấy đã giúp tôi có nhữnghướng đi mới trong nghiên cứu Maltodextrin từ tinh bột sắn”- cô bộc bạch. Cô tự nuôi cấy enzyme trong nước từ môi trường cám trấu như những người đi trước và thử nghiệm nuôi trong gạo lức. Cô đã tìmra được enzyme amylase từ gạo lức có độ tinh sạch cao hơn enzyme trong môi trường cám trấu (so với các enzyme của nước ngoài sau khi phân lập phải trải qua quá trình tinh sạch với chi phí cao, chiếm60 - 85% giá bán sản phẩm). Với enzyme amylase mới thu được này khi thủy phân tinh bột sắn tạo được sản phẩm Maltodextrin có độ tinh sạch cao. Một bước đột phá mới của Hoàng Kim Anh là nhờ xác địnhđược cấu trúc tinh bột sắn khi có sự tác động của enzyme amylase và tạo được nguồn enzyme amylase tinh sạch nên cô đã thử nghiệm thành công thủy phân tinh bột sống để tạo Maltodextrin (so với phươngpháp hiện nay là phải đun tinh bột ở nhiệt độ cao). Để kiểm tra lại các kết quả làm trong thực tế, cô đã phải gửi mẫu nhờ các trường, viện ĐH ở Hà Nội phân tích khối phổ, quét kính hiển vi điện tử(những thiết bị phía nam không có). Nhờ sự say mê nghiên cứu và tinh thần làm việc nghiêm túc, cô đã bảo vệ thành công đề tài tiến sĩ cấp nhà nước của mình một cách xuất sắc.

CÓ THỂ ĐƯA VÀO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Tiến sĩ khoa học Hoàng Kim, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, đã nhận xét đề tài của Hoàng Kim Anh có giá trị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng công nghệ sản xuất Maltodextrintừ tinh bột sắn bằng phương pháp enzyme tại Việt Nam. Việc này sẽ mở ra cơ hội phát triển ngành sản xuất enzyme trong nước. Đánh giá về hiệu quả của đề tài, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Lưu Duẩn đã chobiết, đây là một luận án đầu tiên nghiên cứu sâu về Maltodextrin bằng enzyme từ tinh bột sắn. Tác giả đã tìm được điều kiện tối ưu để thủy phân tinh bột sắn tạo Maltodextrin. Nguồn enzyme thu nhận cóđộ tinh khiết cao. Quy trình công nghệ tạo Maltodextrin có khả năng đưa ra sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, hướng nghiên cứu Maltodextrin từ thủy phân tinh bột sắn sống là hướng mới sẽ tiết kiệm đượcchi phí sản xuất và đơn giản công nghệ.

Hiện nay, kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Anh đang được Viện Sinh học Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và bộ môn Công nghệ Thực phẩm ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh sản xuất thử với quy mô nhỏ. 1 kg tinh bộtsắn tạo được 800 g Maltodextrin. Giá 1 kg Maltodextrin là 15.000 - 20.000 đồng (giá sản phẩm ngoại là 3 - 4 USD/kg).

MALTODEXTRIN CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ?

Maltodextrin là phụ gia có nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và công nghệ dược. Trong công nghệ thực phẩm, Maltodextrin là chất cố định mùi, vị; thay đổi cấu trúc và tăng cảm quan thực phẩm;chất trợ sấy; tăng năng lượng cho thực phẩm ăn kiêng... giúp thực phẩm dễ hòa tan, dễ tiêu hóa, tăng giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, Maltodextrin được dùng trong sản xuất sữa bột, bột trái cây hòa tan,cà phê, bánh ngọt, nước xốt, tương ớt... Trong công nghệ dược phẩm, Maltodextrin là chất độn để phối chế thuốc.

Nguồn: KIM OANH (Báo Người lao động), http://nhandan.org.vn, ngày 29/5/2003.

Xem Thêm

Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.
Phụ nữ Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại
“Phía sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Anh em nam giới có được sự thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình là nhờ đức tính hy sinh, lòng vị tha của người phụ nữ luôn ở phía sau của họ - người đã làm cho cả thế giới thay đổi và phát triển thế giới tươi đẹp này…”
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Hoa, cây cảnh mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh Thái Bình
Theo số liệu của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, cả nước có trên 50.000 ha sản xuất hoa cảnh, cây cảnh. Nhiều tỉnh, thành phố có diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung lớn, gắn với những làng nghề truyền thống lâu đời. Tiềm năng phát triển sinh vật cảnh của cả nước và nhiều địa phương là rất lớn. Nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh ngày càng tăng, bình quân 12 - 15%/năm...
Khẳng định và lan tỏa giá trị của sách khoa học
Nhằm lan tỏa và xây dựng văn hóa, phương pháp đọc sách khoa học, từ đó góp phần khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển nền khoa học nước nhà và thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức - nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Tri thức tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách khoa học”
Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.