Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 23:07 (GMT+7)

Người Việt đầu tiên sản xuất thành công chất bentonite

10 năm xay đá tìm 1 công thức

Ý tưởng nghiên cứu và sản xuất bentonite tình cờ đến với ông Nguyễn Văn Thành (tên thật của ông Ben - Tô - Nai) năm 1990. Khi đó ông còn là cán bộ kỹ thuật của Đài Phát thanh - truyền hình ThanhHóa.Trong một lần vào TP Hồ Chí Minh công tác, lúc đến thăm một người bạn ông đã rất ngạc nhiên khi thấy giữa một thành phố lớn mà bạn ông suốt ngày chở đất đá về nhà xay, nghiền, nhào trộn... Hỏi ramới biết anh bạn đang nghiên cứu sản xuất bentonite. Mặt hàng này lúc đó đang rất khan hiếm. Công ty liên doanh dầu khí (nhà tiêu thụ lớn) gặp khó khăn vì nguồn cung cấp từ Liên Xô (cũ) bị ngừng donhững biến động ở Đông Âu. Bóp từng nắm đất ông thấy chính là đất sét và nghĩ ngay đến vùng quặng crôm rộng lớn vùng Cổ Định, Triệu Sơn quê mình - vùng đất thải ra hàng triệu tấn đất sét mỗi năm từkhai thác quặng.

Nhưng đất sét Cổ Định liệu có sản xuất được bentonite? Đó là điều mà ông Thành băn khoăn. Để có sự khẳng định chắc chắn, ông mua hơn 800 tấn đất sét với bốn tàu nhỏ đi biển vào Vũng Tàu bán cho nhàmáy sản xuất của Công ty Dầu khí (nhà máy đầu tiên sản xuất bentonite ở Việt Nam, theo công nghệ Hoa Kỳ). Chuyến đi buôn này không thu lãi về tiền bạc, nhưng ông Thành đã yên tâm khi đất sét Cổ Địnhthật sự sản xuất được bentonite.

Tuy nhiên, để biết được công thức sản xuất mới thật sự làm ông lao tâm khổ tứ. “ở trong nước không có tài liệu viết về loại phụ gia này, đem phân tích sản phẩm thì không được vì khi hòa vào nước nókhông còn nguyên gốc”- ông Thành nói.

Để có nguồn tài liệu ít ỏi, ông phải thuê người dịch các sách chuyên ngành của nước ngoài. Và mười năm ròng rã, người dân vùng quặng đã quen hình ảnh một ông già tóc bạc trắng lần mò đến bãi thải đàobới tìm đất đá. Kiếm mẫu về, ông làm thí nghiệm bằng máy xay sinh tố, bằng phễu và nhiều dụng cụ tự chế khác.

“Dụng cụ thí nghiệm đắt quá nên phải làm theo cách này”, ông giải thích. Trong suốt thời gian tìm công thức bentonite, ông đã bắt hàng chục máy xay sinh tố phải phục vụ “trái ngành”. Qua hàng ngànlần thí nghiệm, hàng nghìn công thức đã được ông ghi dày đặc cả chục cuốn tập học sinh...

Sau mỗi lần xay, mỗi lần trộn thất bại là mỗi lần tiền sửa nhà, rồi ti-vi, xe máy và nhiều tài sản khác của ông lần lượt ra đi. Đến năm 2000, ông mừng vui quên hết bao nhọc nhằn khi hoàn thành nhữngsản phẩm thí nghiệm có được tính năng cần thiết và ông đã gửi mẫu ra Viện Khoa học Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông để kiểm tra. Kết quả đã làm nhiều người sửng sốt: sản phẩm không hề thua kém về chấtlượng so với hàng ngoại nhập.

Kiểm nghiệm của Trung tâm Tư vấn (Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải) đã công nhận sản phẩm này có đủ điều kiện để tham gia xây dựng cầu Thanh Trì và đáp ứng cả tiêu chuẩn API của HoaKỳ.

“Lách luật vào cầu”

“Chẳng lẽ mình lại bỏ sân cho hàng ngoại... Không, tôi cương quyết đầu tư sản xuất mặt hàng này” - ông nhớ lại. Nhưng ông lại gặp một khó khăn khác: làm sao đưa sản phẩm vào các công trình khi cácnhà thầu đã quen dùng hàng ngoại? Ông Thành lại lặn lội đi tiếp thị hàng theo kiểu... chẳng giống ai.

Những người thợ cầu Yên Lệnh vẫn còn nhớ về những ngày mưa rét đầu xuân 2003. Khi cầu vừa khởi công, một ông già tầm lục tuần cứ đòi gặp bằng được chỉ huy của họ. Quá nể ông già, anh Nguyễn Thế Mộc -chỉ huy công trình - đã ra tiếp chuyện. Và anh càng thêm bất ngờ trước đề nghị của ông. “Tự nhiên ông nói: mời anh em công nhân bữa cơm và có chuyện cần nói”, anh Mộc nhớ lại.

Trong mâm cơm thân mật trên công trường ông Thành đã đưa ra một đề nghị táo bạo: “Nhờ các anh dùng thử chất phụ gia của mình cho việc khoan cọc nhồi...”. Đã nhiều năm đi làm công trình nhưng anh Mộcchưa gặp phải tình huống này. Song khi nghe ông tâm sự và đưa những chứng nhận uy tín, anh đồng ý và “Nếu thất bại bác cháu ta cùng vào tù vậy!”.

Dưới trời mưa rét, anh Mộc cùng anh em công nhân vào việc. Họ chưa bao giờ căng thẳng như thế. Bên cạnh họ, ông Thành cũng áo mưa, mũ nón đứng xem. Mắt ông Thành cứ dán chặt theo đường đi của mũikhoan, nín lặng chờ đợi...

Khi mũi khoan từ từ cắm vào lòng đất cũng là lúc phụ gia của ông Thành được rót theo. Chưa bao giờ anh công nhân điều khiển máy khoan lại thấy mình khoan lâu như thế.

Khi mũi khoan rút lên, tiếng những người công nhân như xé toạc bầu không khí căng thẳng: “Được rồi! Được rồi! Bentonite của bác ăn đứt hàng ngoại”.

Sau thành công của thử nghiệm táo bạo đó, bác Thành đã được nhà xây dựng đặt mua 300 tấn sản phẩm, trị giá gần 500 triệu đồng. Và sau cầu Yên Lệnh, đến cầu Vân Đồn (Quảng Ninh), khu đô thị mới NamTrung Yên (Hà Nội), Công ty Công trình giao thông 10 Nha Trang (Khánh Hòa)... là những địa chỉ có mặt bentonite của ông Thành.

Ông Thành nhẩm tính: mỗi mét khoan thường tốn 3-5 triệu, trong khi chi phí cho phụ gia chỉ khoảng 50.000 đồng (dùng hàng ngoại), còn hàng nội giá chỉ bằng phân nửa. Trong khi nhu cầu sử dụngbentonite mỗi năm khoảng 30.000 tấn, nếu dùng sản phẩm trong nước sẽ tiết kiệm được hàng triệu USD. Ngoài ra còn giải quyết được lượng lớn phế thải tại vùng khai thác quặng crôm Cổ Định, tạo đượcviệc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Với ý nghĩ đó mà hằng ngày ông vẫn lao vào xây dựng dự án sản xuất bentonite bất chấp tuổi 60 với mái tóc bạc trắng, bất chấp những khắc nghiệt của thương trường...

Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 03-08-2004

-----

Bentonite:

- Dùng chủ yếu trong ngành xây dựng và thăm dò dầu khí với chức năng: bôi trơn mũi khoan; giảm mômen xoắn; làm đông cứng và đóng thành, lấp các hang hố, khe nứt trong lòng đất trong quá trình khoancọc nhồi.

- Ở Việt Nam có vùng đất sét Cổ Định (Thanh Hóa) và Di Linh (Lâm Đồng) có thể làm nguyên liệu sản xuất.

- Hiện các công trình xây dựng ở Việt Nam chủ yếu nhập bentonite từ Nhật Bản, Singapore, Đức...

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.