Người thực hiện ước vọng chế ngự những cơn lũ
Chúng tôi gặp Thạc sĩ chuyên ngành công trình thủy lợi Lê Minh Nhật khi anh vừa đại diện các nhà khoa học Việt Nam tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về chống bùn đất ở Indonesia trở về. Tại hội thảoquan trọng này, Lê Minh Nhật, nhà khoa học trẻ đã thuyết trình bằng tiếng Anh một đề tài khoa học về các phương pháp phòng chống lụt, bão xuất phát từ thực tế khí hậu Việt Nam và được các chuyên giaquốc tế đánh giá cao. Được biết, anh là một trong những nhà khoa học trẻ nhất tham gia hội thảo.Dường như, ngay từ những năm đầu tiên khi trở thành sinh viên Khoa Công trình, Trường đại học Thủy lợi, Hà Nội, Lê Minh Nhật đã quyết tâm gắn bó với hệ thống đê điều. Hình ảnh những cơn lũ hằng nămgây bao khó khăn, nguy hiểm cho người dân khắp mọi miền đất nước đã thôi thúc Nhật không ngừng học hỏi và nghiên cứu về đê, về các phương pháp phòng chống lũ lụt hiệu quả. Ước vọng lớn nhất của anhlà: Chế ngự tối đa sức tàn phá của lũ lụt, góp phần đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Anh không nhớ mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách về khoa học thủy lợi, khoa học nông nghiệp, ghi chép, tiếpthu bao nhiêu trang kiến thức và thực hiện bao nhiêu bài toán nan giải, để thành một sinh viên xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học.
Lê Minh Nhật tâm đắc nhất đề tài: đánh giá ảnh hưởng của động thái nước dưới đất đến sự ổn định đê Hà Nội. Anh nhận ra: Các sự cố đê xảy ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố động thái nướcdưới đất là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Đó là các yếu tố: nội sinh, thủy văn - dòng chảy mặt, địa hình, địa mạo vùng ven đê, địa chất công trình thân đê và nền đê, động thái nướcdưới đất và yếu tố hoạt động của con người. Anh cũng phải bám sát, theo dõi, đồng thời phân tích cụ thể, chính xác các hiện tượng gây sự cố đê như giảm tải, đẩy nổi, đùn sỏi, xói ngầm, bùng nhùngnền, bục đê, sụt đê. Bên cạnh đó, Minh Nhật phải mô hình hóa các giai đoạn mất ổn định của đê cùng những nhận định mang tính thực tiễn cao. Với những nhiệm vụ quan trọng này, chàng trai này đã khôngkể ngày đêm, nắng mưa, gió bão, gắn liền với các đoạn đê của Hà Nội, trực tiếp theo dõi hoạt động của hơn 40 km đê. Từ những gì quan sát, nghiên cứu, cùng với tri thức học được tại trường và sự giúpđỡ, chỉ bảo tận tình của các Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quyền và Dương Văn Xanh, Minh Nhật dày công phân tích tất cả các yếu tố để rồi tổng hợp và tìm ra hướng đi thiết thực cho đề tài khoa học củamình. Anh đã đề ra một loạt các phương pháp cũng như mô hình tính toán nhằm nâng cao tính ổn định cho hệ thống đê của thủ đô. Cuối cùng, Minh Nhật đã tìm được lời giải: Phương pháp phần tử hữu hạn vàphương pháp cân bằng giới hạn tổng quát là phù hợp nhất để phân tích thấm và ổn định cho đê Hà Nội và giải pháp giếng giảm áp được coi là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc giảm áp lực nước dướinền... Điều hạnh phúc nhất của Minh Nhật là đề tài khoa học của anh đã bắt đầu từng bước được áp dụng trong thực tế công tác bảo vệ hệ thống đê Hà Nội.
Minh Nhật còn thực hiện nhiều đề tài khoa học có giá trị thực tiễn, được các cơ quan chuyên môn đánh giá cao. Tiêu biểu là đồ án Thiết kế mỹ thuật Hồ chứa nước Giao Kèo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vớimục đích giải quyết sự thiếu hụt nước tưới của hơn 300 ha và tạo nền tảng liên hợp các hồ chứa nước lớn, nhỏ trong khu vực tạo thành hệ thống liên hoàn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinhhoạt của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đồ án này đã được Bộ Xây dựng, T.Ư Đoàn cùng các cơ quan liên quan trao giải ba đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhất ngành kiến trúc toàn quốc. Ngoài ra, Minh Nhật còn bảo vệvới kết quả xuất sắc đề tài khoa học mang tên: Tự động hóa thiết kế bản vẽ thi công công trình thủy lợi tại Trung tâm DH2, Trường đại học Thủy lợi. Đối với Lê Minh Nhật, học hỏi và nghiên cứu là điềuquan trọng nhất, để anh thực hiện ước mơ, hoài bão của mình về xây dựng một hệ thống đê an toàn cho Việt Nam.
Nguồn: Đinh Song Linh, http://www.nhandan.org.vn