Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 17:58 (GMT+7)

Người thầy thuốc đam mê nghiên cứu khoa học

Thời trước, học y rất tốn kém. Là con một công chức bình thường ở Đà Nẵng, bác sĩ Phạm Hùng Vân không hề nghĩ mình sẽ học y; nhưng vì "yêu thích không khí hồi hộp và một chút lãng mạn của tuổi trẻkhi đợi chờ kết quả thí nghiệm", ông thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn sau khi hoàn tất năm dự bị tại Đại học Khoa học. Lần thi đầu tiên vào năm 1972, ông đậu trường y, đồng thời được nhận làm nghiệmchế viên ở Đại học Khoa học. Càng học, ông càng yêu thích vì "ngành y là một biển học bao la, sinh viên được đào tạo toàn diện, được tiếp cận với nhiều tầng lớp xã hội...". Tốt nghiệp năm 1978, ôngđược giữ lại trường. Lúc bấy giờ, chiến tranh biên giới tây nam rất ác liệt, ông có danh sách vào quân y nhưng chỉ tiêu đã đủ nên được giữ làm cán bộ giảng dạy Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y DượcTP Hồ Chí Minh. Ông là người duy nhất trong khóa chọn đúng nguyện vọng chuyên khoa cận lâm sàng! 25 năm qua, ông luôn hài lòng và chung thủy với sự chọn lựa ấy.

Ông cho rằng muốn gặt hái kết quả, phải xác định được triết lý sống và làm việc. Với ông "là làm được điều hữu ích cho thế hệ sau, chấp nhận làm cả những việc nhỏ bé để xây dựng nền tảng kỹ thuật".Với phương châm "đeo đuổi tới cùng công việc ứng dụng được vào thực tế", ông - người chiến sĩ lặng thầm trên mặt trận vi sinh - đã tạo ra nhiều sản phẩm cần thiết cho ngành vi sinh và y sinhhọc.

Đam mê và tâm huyết

Sau 1975, ngành vi sinh ở phía nam ngưng trệ, phòng thí nghiệm thiếu thốn đủ thứ. Vận dụng nguyên tắc đã học, chưa đầy một năm sau, ông chế được đĩa giấy làm kháng sinh đồ, rồi chế tạo thành công bộđịnh danh vi khuẩn đường ruột. Năm 1984, đĩa kháng sinh đồ được trao giải nhì hội thi cấp quốc gia "Tuổi trẻ Y Dược sáng tạo khoa học kỹ thuật". Những thành quả đó đã động viên ông tiếp tục nghiêncứu. Với bộ MENINGITEX xác định tác nhân gây viêm màng não mủ, ông miệt mài trong phòng thí nghiệm, có khi quên cả ăn, bỏ cả nghỉ trưa... Làm sao gắn kháng thể đặc hiệu đã sản xuất được vào các hạtLatex? Điều đó cứ ám ảnh ông mãi. Suy nghĩ rồi thí nghiệm, cứ thế mà nhiều khi ông quên cả giờ về. Và may mắn thay, ông được tu nghiệp bốn tháng tại Viện Nhiệt đới Hoàng gia Amsterdam (Hà Lan) đượclĩnh hội nhiều chi tiết kỹ thuật. Về nước ông lao vào nghiên cứu, khám phá ra nhiều "bí ẩn". Sau gần một năm, bộ thử nghiệm ra đời với giá thành chỉ bằng 1/12 sản phẩm ngoại nhập.

Ở Hà Lan, ông tìm hiểu thêm lớp sinh học phân tử dạy về PCR (phản ứng chuỗi polymerase) và ước ao PCR sớm được phát triển tại Việt Nam. Mãi đến năm 1996, khi trường được tặng máy, ông và một đồngnghiệp được giao chạy thử. Khi được Tiến sĩ Arend Kolk hướng dẫn ứng dụng PCR phát hiện bệnh lao, ông và nhóm nghiên cứu đã phát triển kỹ thuật này tại trường. Nói về tính nhạy cảm và đặc hiệu củaPCR, ông vui sướng kể "Lần đó, với mẫu nước tiểu của một bệnh nhân bị nghi ung thư thận, chuẩn bị lên bàn mổ, kỹ thuật PCR cho kết luận bệnh nhân mắc lao". Bác sĩ chữa bệnh lao và đã thành công, bệnhnhân thì... không bị mổ oan! Sau đó, nhóm nghiên cứu phát triển thêm kỹ thuật PCR phát hiện virus viêm gan B và kỹ thuật RT-PCR (PCR phiên bản ngược) phát hiện virus Dengue.

Riêng với bộ thử xác định virus viêm gan C, vì lượng virus này trong máu rất thấp và cấu trúc di truyền dễ bị phân hủy, để thí nghiệm thuận lợi, ông không ngồi chờ kinh phí cấp và đã đầu tư 50 triệuđồng vào công trình. Sau hơn một năm mày mò với nhiều hóa chất và bộ thử, ông đã thành công. Mới đây, trước làn sóng lan truyền của dịch SARS, ông đã cùng đồng nghiệp lên mạng tìm và xin mẫu RNAvirus SARS của một viện nghiên cứu ở Đức. Nhanh nhạy trong khoa học và nghiêm túc trong cách làm, chỉ sau một thời gian ngắn nghiên cứu đón đầu, họ đã chế tạo thành công bộ thử nghiệm xác định virusgây SARS, có độ nhạy tương đương với bộ thử của các phòng thí nghiệm khác trên thế giới. Hiện ông và nhóm đang tiếp tục nghiên cứu ứng dụng PCR phát hiện HPV, HSV gây bệnh u nhú - một mầm mống gâyung thư cổ tử cung...

Xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm chuẩn thức

Để nâng cao hiệu quả của các phòng xét nghiệm vi sinh (XNVS), qua trao đổi với Giáo sư Đỗ Đình Hồ, ông đã tìm ra "con đường hay nhất cho phòng XNVS hoạt động hiệu quả là cung cấp vật liệu tiêu haovới giá thành thấp". Để thực hiện điều ấy và làm tiền đề xây dựng lại các phòng XNVS, ông đã cùng Giáo sư Hồ thiết kế các XNVS "mẫu" kèm sản phẩm và nghiên cứu sản xuất các bộ XNVS dùng trong cáctuyến điều trị. Với kiến thức và sự say mê nghề nghiệp của mình, năm 2000, ông được Công ty Nam Khoa chuyên sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ trong nghiên cứu và chẩn đoán mời làm cố vấn chuyênmôn. Ông luôn tìm cách nghiên cứu, thiết kế sản phẩm sao cho vừa có giá thành thấp vừa thuận lợi trong sử dụng nên được mệnh danh là "linh hồn kỹ thuật của công ty". Hiện đã có khoảng 300 sản phẩm từkhâu lấy, chuyên chở bệnh phẩm đến phân lập, định danh vi khuẩn... được sản xuất với giá thành chỉ bằng 1/3 - 1/5 sản phẩm nước ngoài; trong đó nhiều sản phẩm nhựa tiêu hao, lọ đựng đàm, tăm bông lấymẫu... đã được xuất sang Cam-pu-chia.

Lâu nay, ông vừa ôm ấp ý tưởng "trang bị phòng xét nghiệm hữu dụng lâm sàng ở khắp nơi; mang kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đến cả những vùng xa xôi, nghèo khó". Khi tiếp cận kỹ thuật PCR, ông càngquyết tâm với ý tưởng ấy. Khi tôi hỏi: "Có quá lãng mạn chăng?", ông ví von trả lời: "Để mang mặt trăng xuống với mọi người, phải biến cái phức tạp, khó tiếp cận, tốn kém thành cái đơn giản, thíchhợp, ít tốn kém". Có lần, ông nêu ý tưởng về phòng thí nghiệm di động thì được bạn gợi ý về phòng thí nghiệm và những tiêu chuẩn. Suy nghĩ tiếp và ông nhận ra rằng "để chuẩn thức phòng thí nghiệm,không thể đòi hỏi trang bị như nước ngoài, chỉ cần tổ chức theo tiêu chí 5A: Affordable - Appropriate - Available - Acessible - Aceptable". Đó là: Trang bị những thứ thật cần thiết, giá thành chấpnhận được; áp dụng kỹ thuật phù hợp thực tế; Dùng những bộ thử nghiệm có sẵn; Xây dựng những kỹ thuật thích hợp, thực hiện bằng đôi tay kỹ thuật viên và chỉ nhằm định bệnh. Với tiêu chí đó, chỉ với9.000 - 20.000 USD, ông đã tham vấn cho một số cơ sở ở An Giang, Cà Mau, Bình Định, Cần Thơ và mạng thủy sản trang bị phòng thí nghiệm thực hiện PCR.

Những sản phẩm thiết thực, những 5A v.v... và các công trình khác đã làm tóc ông bạc thêm. Ông trân trọng cho biết mình đã may mắn có hai người thầy - Giáo sư Đỗ Đình Hồ và Giáo sư Trương Đình Kiệt -rất hiểu ông, đã và giúp ông đứng vững trên bục giảng. Bên cạnh đó, gia đình và đồng nghiệp, nhất là "bà xã" đã luôn kề cận cảm thông, chia sẻ chính là nguồn động lực giúp ông vượt qua tấtcả...

Nguồn: Trương Loan (Báo Sức khỏe và Đời sống), http://www.nhandan.org.vn, ngày 18-06-2003

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.