Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 28/11/2014 15:34 (GMT+7)

Người thầy giáo tận tình người thầy thuốc tận tâm

Người thầy giáo tận tình

Có thể nói Đỗ Đình Thi đến với nghề dạy học khá bất ngờ, bởi năm học hết cấp II hệ  giáo dục lúc đó Trường Việt Bắc tuyển sinh và ưu tiên bên Giáo dục, lúc đó học trò đạt học lực Khá mới được tuyển chọn. Sau 2 năm học năm 17 tuổi Đỗ Đình Thi đã đứng bục giảng với danh nghĩa Người Thầy và được phân công dạy tại xã Phú Nam – xã xa xôi nhất của Huyện Vị Xuyên ( Hà Giang), ngày ấy chưa có đường xá như bây giờ nên các thầy cô giáo phải đi bộ theo đường rừng từ Thị xã Hà Giang mất 2.5 ngày mới đến nơi, hơn một năm bám trường, bám bản ông lại tiếp tục được chuyển sang xã Yên Phú thuộc huyện Bắc Mê. Ông tâm sự rằng “Thầy giáo vùng cao lúc bấy giờ khó khăn trăm bề, cơ sở vật chất thiếu thốn đã đành, mà học trò cũng thiếu, học trò còn nhiều tuổi hơn thầy và chưa học hết đã đi lấy vợ lấy chồng, lúc ấy người thầy phải là người vận động học trò đi học, đảm bảo chỉ tiêu đứng lớp mà phòng giáo dục giao xuống”
Sau nhiều năm công tác giảng dạy tại các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang ông tiếp tục được cử đi học lên cao và chuyển công tác về phòng giáo dục Thị xã Hà Giang cho tới lúc nghỉ hưu. Trong suốt chặng đường cống hiến cho ngành giáo dục ông luôn trăn trở với nỗi niềm thương trò miền núi điều kiện vật chất vô cùng khó khăn và thiếu thốn, thầy trò cùng nhau chẻ tre làm tường, lấy cỏ tranh thay ngói để đưa cái chữ về cho con em dân tộc thiểu số. Cái tình, cái nghĩa cao cả của người thầy vẫn theo ông đến tận bây giờ khi ông đã rời xa bục giảng mấy chục năm.

Người thầy thuốc tận tâm

Nhắc đến việc trở thành người thầy thuốc chữa bệnh cứu người, Đỗ Đình Thi đã chia sẻ rằng, ông đến với nghề y giống như một cơ duyên được định sẵn. Lúc trở về Hà Nội, ông đã nung nấu ý nguyện theo học khóa học đông y, nhưng cơ duyên đã cho ông gặp được người thầy Lương y Nguyễn Tham Tán, để rồi ông trở thành học trò giỏi nối tiếp, phát triển phương pháp Tác động cột sống – một phương pháp chữa bệnh đặc biệt. Từ lúc học tập rồi trở thành người thầy chữa bệnh đến nay cũng đã ngót 20 năm, ngần ấy năm từ những kiến thức học được của người Thầy, Đỗ Đình Thi đã dùng tư duy logic của một thầy giáo dạy toán để tìm tòi, nghiên cứu và phát triển phương pháp. Với kinh nghiệm, với lý luận khoa học, cùng tư duy của mình ông đã áp dụng Tác động cột sống điều trị nhiều bệnh, nhiều triệu chứng bệnh của nhiều nhóm bệnh như: nhóm bệnh về chức năng vận động, nhóm bệnh về tiêu hóa, về tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, nội tiết… Nếu bệnh nhân điều trị kịp thời thì thời gian điều trị ngắn, khỏi hẳn hoặc khỏi được lâu dài, độ an toàn tuyệt đối. Với những cơ sở lý luận khoa học và thực tế điều trị, Tác động cột sống đã thực sự trở thành phương pháp chữa bệnh quý và độc đáo của dân tộc. Muốn nhân rộng và cũng vì sự tín nhiệm của người bệnh và học trò hiện nay Đỗ Đình Thi cũng đã tổ chức nhiều khóa học để truyền đạt lại Phương pháp cho cộng đồng. Một lần nữa trong ngành y ông lại là người thầy, và dù ở nghề nào tôi cũng thấy ông rạng ngời bởi một chữ “Tâm”.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.