Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 02/08/2013 21:39 (GMT+7)

Người thầy của các thầy

GS Phạm Gia Khải, nguyên chủ nhiệm khoa Tim mạch, giờ đã quá tuổi 70. Nhưng ký ức về người thầy cách đây nửa thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn. Ngày đó, ông Khải được theo dõi một bệnh nhân trông rất hồng hào khỏe mạnh, xung quanh lúc nào cũng cơ man đồ ăn sắp sẵn. Quá lạ so với những người ốm yếu gầy gò xung quanh. Nhưng không cho anh ăn liên tục không được, vì chỉ cần đói một chút mà không kịp ăn, ngay lập tức bệnh nhân sẽ sùi bọt mép. Năm đó là 1961, ông Khải nhớ lại.

Sau đó, dưới sự hướng dẫn của GS Chung, ông Khải dần dần suy luận rồi chẩn đoán bệnh nhân đó không bị tâm thần. Anh bị động kinh do hạ đường huyết, nhiều khả năng do u tụy nội tiết. Khối u nhỏ tới mức chụp X-quang không thấy, sau này được GS Tôn Thất Tùng phẫu thuật. Nó cũng khó tìm tới mức, theo chuyện kể lại, GS Tùng đã tưởng mình phải đóng bụng bệnh nhân lại mà không tìm được u. Tuy nhiên khi thấy nó, ông đã thốt lên suýt nữa mình trách oan GS Chung.


Tôi không thể yên tâm mổ tim mà không có chẩn đoán của GS Đặng Văn Chung


  GS Tôn Thất Tùng

Một học trò khác của ông, GS Nguyễn Khánh Trạch, nguyên Trưởng bộ môn Nội, Đại học y Hà Nội nhớ lại: “GS Đặng Văn Chung từng nói đừng quá tin vào máy móc. Chẩn đoán phải dựa trên những dấu hiệu sát thực, chính xác, đầy đủ nhất. Không được dựa trên cảm giác, cảm tính. Phải bám sát theo dõi bệnh nhân đến cùng”.

Ngày nay, những bệnh khó như hạ đường huyết do suy tụy, cao huyết áp do u tủy tuyến thượng thận hay đau tủy xương vẫn phải nhờ đến xét nghiệm hiện đại mới chẩn đoán được. Thế nhưng, GS Chung từng bắt trúng những căn bệnh đó chỉ với những xét nghiệm thông thường kết hợp lâm sàng. Nếu GS Tôn Thất Tùng đã mổ tim trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn thì GS Chung là người đã chẩn đoán những ca tim đó trong hoàn cảnh xét nghiệm khó khăn tương tự. Đến mức GS Tôn Thất Tùng đã từng nói: “Tôi không thể yên tâm mổ tim mà không có chẩn đoán của GS Đặng Văn Chung”.

Chính vì thế, GS-TS Trạch từng so sánh: “Ở Đức, có hai nhà thơ rất nổi tiếng là Goethe và Schiller. Người ta đã đúc hai bức tượng của hai ông to bằng nhau, cao bằng nhau, nặng bằng nhau. Ở nước ta trong lĩnh vực y học, tôi cũng nghĩ có hai con người rất nổi tiếng và rất đáng kính trọng là GS Tôn Thất Tùng - nhà ngoại khoa và GS Đặng Văn Chung - một nhà nội khoa, hai ngành chủ chốt của y học Việt Nam”.

Không có bệnh mà chỉ có con người mắc bệnh

Sau này, trong một bài báo, nhà báo Hàm Châu nêu lịch làm việc của GS Chung tại Bệnh viện Bạch Mai. Thứ hai: tim - mạch. Thứ ba: hô hấp. Thứ tư: nội tiết. Thứ năm: máu và cơ, xương khớp. Thứ sáu: thận tiết niệu. Thứ bảy: tiêu hóa. Để có được kiến thức trên tất cả các lĩnh vực đó, ngoài đọc sách, khám bệnh, ông cũng là GS nội khoa mổ hàng ngàn tử thi. Mổ để xác định và kiểm tra những thiếu sót trong chẩn đoán, điều trị. 

GS Chung cũng ủng hộ các học trò đi vào các phân khoa, để đi sâu hơn về chuyên môn. Nhờ đó, từ Bệnh viện Bạch Mai có các nhánh tách ra như Viện Tim mạch,  Khoa Xương khớp… “Điều đó cho thấy tầm nhìn rất rộng của thầy, nó giúp anh em chúng tôi có thể xây dựng được các ngành chuyên môn của mình”. Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, GS Đỗ Doãn Đại nhớ lại.

Mỗi tuần, học trò của GS Chung có một buổi trình bày và thảo luận lâm sàng. Trong những buổi học đó, GS Chung uốn nắn học trò cách làm bệnh án, cách tiến hành chẩn đoán, lý do chỉ định các xét nghiệm cần thiết, xét nghiệm cơ bản. “Với phương pháp đó, dần dần chúng tôi không bị lệ thuộc quá nhiều vào lý thuyết. Chúng tôi cũng thấy chính người bệnh mới là nguồn cung cấp các dữ kiện. Từ đó lý thuyết bệnh học càng phong phú thêm mãi. Đúng như câu các thầy đã nói: không có bệnh mà chỉ có con người mắc bệnh”, GS Khải nhớ lại. 

GS Đặng Văn Chung (1913-1999) quê ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Tốt nghiệp một trường tây có tiếng chỉ tuyển học trò giỏi tại Sài Gòn, ông thi đậu vào Đại học Y dược Hà Nội. Tại đây ông trở thành bạn thân của GS Tôn Thất Tùng, cùng thi đỗ nội trú.

Sau giải phóng thủ đô, GS Đặng Văn Chung được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, kiêm Chủ nhiệm khoa Nội Bệnh viện Bạch Mai. Ông đã soạn nhiều bộ giáo trình đại học như Bệnh học nội khoa, Điều trị học. Ông còn đồng biên soạn cuốn Tra cứu y dược. Đó là những bộ sách được dạy trong các trường y của nước ta.

Bên cạnh đó, ông còn viết những cuốn sách phổ biến kiến thức y học dành cho công chúng rộng rãi. Chúng được viết như những lời tâm tình, khuyên nhủ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Ông cũng chính là người đề xuất sinh viên trường y ra trường phải học thuộc lời thề Hippocrate để trau dồi y đức.

Năm 2000, GS Đặng Văn Chung đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ cho “Cụm công trình nghiên cứu nội khoa”.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.