Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 23:04 (GMT+7)

Người thầy chở chất xám về Việt Nam

Hiện có tới 30% thạc sĩ đã tốt nghiệp chương trình này đang giảng dạy tạo các trường ĐH Việt Nam. Lợi thế nhất của chương trình đào tạo cao học như thế này là sinh viên được tiếp thu kiến thức từtrường ĐH mang tầm quốc tế nhưng không làm chảy máu chất xám của Việt Nam.

Từ vùng quê lam lũ miền trung trở thành nhà khoa học nổi tiếng của Bỉ

Khó có thể tưởng tượng được rằng, những giáo sư danh tiếng của nhiều trường ĐH Bỉ sang dạy chương trình thạc sĩ của dự án do GS.TS Nguyễn Đăng Hưng làm chủ nhiệm lại không nhận một đồng lương nàongoài tiền vé máy bay và số tiền sinh hoạt phí ít ỏi tại Việt Nam, trong khi đó nếu dạy ở nước ngoài, lương của họ có thể tới 1.000 USD/ngày. Mỗi khóa đào tạo, thầy Nguyễn Đăng Hưng mời tám giáo sư,hầu hết là các giáo sư trưởng của các trường ĐH dạy ở Hà Nội và TP Hồ Chi Minh. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết: "Họ tới Việt Nam dạy tình nguyện bởi họ muốn chia sẻ tấm lòng vì Việt Nam vớitôi".

Vì Việt Nam - ý nghĩ này đã nung nấu từ trong tim của chàng thanh niên quê gốc ở Quảng Nam khi nhận được học bổng du học tại Bỉ vào năm 1960. Chàng trai ấy để lại đằng sau ký ức về một tuổi thơ khắcnghiệt và bi thương để quyết tâm học thật giỏi nơi xứ người. Mẹ anh không còn nữa sau một cuộc càn quét, gần một nửa người thân nằm xuống trong cuộc chiến. Còn người cha đã hy sinh hạnh phúc riêngtư, ở vậy nuôi anh học xuất sắc bậc trung học, cùng một lúc thi đỗ vào bốn trường ĐH và cao đẳng. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tâm sự: "Đó là những điều thôi thúc tôi có thể làm những việc khó khăn nhấtcho quê hương".

Năm 1966, chàng trai Nguyễn Đăng Hưng tốt nghiệp kỹ sư kỹ thuật hàng không vũ trụ của Trường ĐH Liège, rồi trở thành Thạc sĩ khoa học ứng dụng, Tiến sĩ đặc biệt khoa học ứng dụng ĐH Liège.

Trở về giúp Việt Nam sau 40 năm sống ở nước ngoài

Ngay khi nước nhà thống nhất, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng - lúc ấy ở tuổi tráng niên, đang thực hiện những công trình nghiên cứu khoa học trong giai đoạn sung mãn nhất - đã trở về Việt Nam. Từ năm 1976đến 1997, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng giảng dạy chuyên môn tại Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Viện Thủy lợi, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Từ năm 1995 đến nay, Giáo sư Hưng liên tục giảng dạy tại ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh và ĐH Bách khoa Hà Nội trong khuôn khổ chương trình đào tạo thạc sĩ do Bỉ và cộng đồng châu Âu tài trợ. Trước đó,từ năm 1977 đến 1994, Giáo sư Hưng đã thực hiện nhiều dự án nhỏ từ các nguồn tài trợ của Bỉ để giảng dạy tại các trường ĐH Việt Nam. Năm 1995, mơ ước của Giáo sư Hưng đã trở thành hiện thực khi ôngsáng lập Trung tâm đào tạo cao học Việt - Bỉ tại Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh để thực hiện dự án đào tạo Thạc sĩ châu Âu về cơ học trong xây dựng trị giá 300.000 USD do Bộ Hợp tác quốc tế Bỉtài trợ.

Để có được dự án này, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã phải vượt qua rất nhiều "cửa ải" để được Bộ Hợp tác quốc tế Bỉ giao tiền cho ông thực hiện ở một đất nước xa xôi. Dự án đã được nung nấu từ nhữngngày thầy Hưng giảng dạy ở Việt Nam. Hồi mới về nước, khi giúp được một người làm luận án tiến sĩ, thấy nhiều người khác muốn xin học bổng để nghiên cứu mà thầy không còn tiền nữa, thầy đã nảy ra ýnghĩ: Tại sao lại không có hình thức du học tại chỗ để nhiều em được học chương trình của ĐH nước ngoài?

Nhưng khi thầy Hưng viết dự án gửi Bộ Hợp tác quốc tế Bỉ về điều này, dự án đã bị bác bỏ bởi thật mạo hiểm khi tổ chức mộtchương trình học trọn vẹn, đầy đủ, có cấp bằng của một trường ĐH Bỉ tại một đất nước xa xôi. Thầy rất tha thiết với dự án này và quyết tâm không bỏ cuộc. Thầy đã tìm gặp được ông Bộ trưởng Bộ Hợp tácquốc tế, người từng xuống đường phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Thật bất ngờ, ông Bộ trưởng đã đồng tình với dự án này và nói: "Còn ai hơn ông (thầy Hưng) có thể giúp cho Việt Nam tốtnhất".

Lại một may mắn nữa đến với thầy khi trở về Việt Nam, lúc đang gặp khó khăn triển khai dự án này, thầy đã được gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười trong cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư với Việt kiều. Tổng Bí thư đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cho thầy thực hiện dự án. Năm 1998, thầy Hưng lại sáng lập tiếp Trung tâm đào tạo cao học Bỉ - Việt tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thực hiện dự án đào tạo thạc sĩ châu Âuvề ngành mô hình hóa các môi trường liên tục. Cùng với nhiều dự án quan trọng khác như đào tạo Pháp ngữ, tổng số tiền mà các dự án này đem lại cho Việt Nam đã lên tới hàng triệu USD.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tâm sự: "Khi chọn lựa cho mình vai trò chiếc cầu nối, tôi đã chọn con đường thực tế và hữu hiệu có tính khả thi cao để giúp Việt Nam. Tôi trộm nghĩ, đào tạo chuyên gia, bồidưỡng kiến thức của giảng viên đại học, tạo dựng đội ngũ nghiên cứu sinh, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ tiên tiến, tổ chức du học tại chỗ là góp phần nhỏ cho tương lai dân tộc Việt".

Những gì Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng hiện là chủ nhiệm bộ môn Cơ học phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không vũ trụ, ĐH Liège (Bỉ). Ông đã vinh dự được trao huy chương Viện Hàn lâm khoa học - nghệ thuật Bỉ, huy chương Lao động hạng nhất của Bỉ; huân chương Đại sĩ quan của vua Léopold II Vương quốc Bỉ. Giáo sư là tác giả của hơn 170 công trình khoa học đăng tải trên các tạp chí quốc tế. Từ ngày 5 đến 10/9/2004, giáo sư là đại biểu duy nhất của Bỉ và Việt Nam được mời tham dự Hội nghị toàn cầu về tính toán cơ học lần thứ 6 tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
đã làm không chỉ để lại ấn tượng tốt đẹp cho sinh viên Việt Nam. Ông Zénon Kowal, đại diện cộng đồng Wallonie - Bỉ tại Việt Nam đã nói: "Chúng tôi rất tự hào rằng cộng đồng Wallonie - Bỉ củachúng tôi có một chuyên gia rất giỏi mà ngoài công việc của một giáo sư khoa học, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng còn giúp cho quan hệ của Bỉ, cộng đồng châu Âu và Việt Nam ngày càng thắm thiết hơn".

Chương trình đào tạo thạc sĩ của thầy Hưng không những không làm "chảy máu chất xám" mà còn đem lại cơ hội cho rất nhiều sinh viên có thể đạt được bằng cấp quốc tế với học phí rất thấp, chỉ khoảngchín triệu đồng trong hai năm học. Sinh viên nào nằm trong tốp 15 người điểm cao nhất trong quá trình học còn được cấp học bổng bằng giá trị học phí.

Cho tới nay, chương trình cao học của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã đào tạo được 180 thạc sĩ ở TP Hồ Chí Minh, 108 thạc sĩ tại Hà Nội và 20 tiến sĩ cho Việt Nam. Trong năm 2004 có 7 thạc sĩ sang làmluận án tiến sĩ tại Bỉ. Cũng trong năm nay, chương trình sẽ tuyển 70 học viên cho các lớp thạc sĩ. Đáng chú ý là hầu hết các học viên tốt nghiệp đều có vị trí đáng kể tại các trường ĐH, xí nghiệp,đơn vị kinh doanh trong cả nướ c. 30 học viên của thầy được nhận học bổng du học tiến sĩ tại những trường ĐH nổi tiếng nhiều nước trên thế giới. 30% số học viên đã được nhận làm giảng viên của cáctrường ĐH.

Ở tuổi 63, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng vẫn đi lại như con thoi giữa Bỉ và Việt Nam để lo công việc của một giáo sư, một người quản lý. Việt Nam không chỉ là quê hương mà còn là nơi thầy tìm thấy ngườibạn đời tri kỷ nhất sau bao năm.

Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 14/9/2004



Xem Thêm

Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.