Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 10/12/2005 14:43 (GMT+7)

Người thẩm định hồ sơ “cồng chiêng Tây Nguyên”

Cứ hai năm một lần kể từ 2001, các nước thành viên UNESCO lại trình lên tổ chức này hồ sơ xin được công nhận kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể. Những hồ sơ này sẽ được các tổ chức phi chính phủ chuyên về các lĩnh vực liên quan thẩm định. Mỗi tổ chức lại nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế hàng đầu.


Tiến sĩ dân tộc nhạc học Nguyễn Thuyết Phong, giáo sư Trường đại học Kent State, bang Ohio, hiện đang giữ chức Giám đốc thường trú tại Hà Nội của Hội đồng trao đổi giáo dục quốc tế Hoa Kỳ.


"Trong giới các nhà dân tộc nhạc học có nhiều tổ chức đan xen nhau. Tôi xin phép không nêu tên tổ chức đã nhờ tôi giúp thẩm định hồ sơ vì theo quy định của UNESCO, để đảm bảo tính khách quan, trung thực, danh sách các tổ chức cũng như các chuyên gia không được công bố. Vì không ai biết ai nên không thể có chuyện vận động hành lang được", ông Phong cho biết.


Việc GS-TS Nguyễn Thuyết Phong được chọn thẩm định hồ sơ cồng chiêng có thể coi là một may mắn cho VN, không chỉ vì ông là người gốc Việt mà vì ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về âm nhạc Tây Nguyên và VN nói chung đã được thế giới công nhận.


Các công trình nghiên cứu về cồng chiêng và âm nhạc Tây Nguyên của ông đã được xuất bản trong Đại từ điển âm nhạc thế giới Garland và một CD với tên gọi Music of the Truong Son Mountains(NXB White Cliffs Media).


Năm 1996, ông Nguyễn Thuyết Phong đã sống 4 tháng trời với đồng bào các dân tộc miền núi từ tỉnh Quảng Trị đến Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước). Ông kể trong tai mình như vẫn còn vang vọng tiếng cồng chiêng trầm hùng.


"Nhiều dân tộc có chung hệ ngôn ngữ Polynesien và Môn-Khmer như các dân tộc ở Tây Nguyên đang sinh sống ở các quốc đảo trong khu vực như Philippines, Indonesia hay Malaysia. Họ cũng có cồng chiêng, nhưng do số lượng cồng chiêng không phổ biến, dân cư rải rác hoặc không cùng thể loại nhạc nên không thể so sánh được với truyền thống của trên dưới 30 dân tộc đang cùng chung sống và có giao lưu mật thiết ở cao nguyên miền Trung VN.


Cả 30 dân tộc này có chung một nền văn hóa cồng chiêng đặc sắc gắn liền với đời sống văn hóa tín ngưỡng của mình, trong đó mỗi dân tộc lại có một số đặc trưng riêng. Nét khác biệt nổi bật so với cồng chiêng của các quốc đảo láng giềng là ở Tây Nguyên, mỗi nhạc công trong một dàn cồng chiêng chỉ chơi một chiếc cồng hay một chiếc chiêng trong khi ở các nước khác thì một nhạc công thường chơi cả một dàn cồng chiêng (như dàn Kulingtan của Philippines, Gamelan của Indonesia).


Vì thế, tính cộng đồng ở các dàn cồng chiêng Tây Nguyên rất cao. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên lại có cách chơi cồng chiêng khác nhau. Ví dụ người Stiêng hay M"Nông thì đánh bằng tay trong khi người Ja Rai hay Ê Đê lại đánh bằng dùi. Dân tộc càng đông người thì dàn cồng chiêng càng lớn và ngược lại".


“Cách đây 9 năm khi tôi lên Tây Nguyên thì cả dân tộc Brâu chỉ có 253 người và mỗi dàn cồng chiêng chỉ có 2 chiếc. Trong khi dàn cồng chiêng của các dân tộc đông người hơn như Ê Đê hay Ja Rai thì có những 12, 13 chiếc trở lên.


Âm sắc cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm ngôn ngữ và lịch sử mỗi dân tộc. Dân tộc Ê Đê chẳng hạn là một dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ đa âm Polynesien và có một lịch sử đấu tranh dài lâu nên âm nhạc của họ có tiết tấu nhanh, mạnh và nhiều âm sắc cao. Trong khi đó, dân tộc M"Nông, một dân tộc ít biết đến những xung đột gay gắt, âm điệu êm đềm hơn”.


Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã thỏa mãn tất cả các tiêu chí UNESCO đề ra để được công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể.


Tuy nhiên, ông Nguyễn Thuyết Phong rất lo ngại trước tình trạng "chảy máu cồng chiêng" và đã tận mắt thấy những thanh niên dân tộc Tây Nguyên thay vì trực tiếp chơi cồng chiêng trong dịp lễ hội lại thích bật băng video thu sẵn hơn.


Theo ông, để bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng cần làm ngay 3 việc. "Thứ nhất là đừng làm thay đổi nhiều nếp sống của bà con dân tộc. Thứ hai là giải thích cho họ niềm vinh dự được thế giới biết đến để họ có ý thức giữ gìn giá trị văn hóa quý báu này. Và thứ ba là không nên tổ chức hội diễn một cách lai tạp theo kiểu hiện đại làm phá vỡ phong cách truyền thống".

Nguồn: tienphongonline.com.vn   7/12/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.