Người tạo ra ""gạch sinh thái"" từ... gáo dừa
Viện Nghiên cứu dầu thực vật Việt Nam dự tính sẽ trình làng sản phẩm "gạch gáo dừa" với bạn bè thế giới ở Hội nghị quốc tế về dừa tổ chức tại Philippines dự kiến diễn ra tháng tám sắp tới do Ngânhàng Phát triển châu á tài trợ. Tác giả của gạch độc nhất vô nhị này ở Việt Nam là một phụ nữ 47 tuổi. Mấy năm trước trong một lần về Bến Tre, chị Nguyễn Thị Kim Thanh (sinh năm 1956) như bị... thôimiên trước một con rùa trang trí làm từ chất liệu gáo dừa. Thân dừa có thể làm gỗ, xơ dừa làm đệm. Còn gáo dừa - phần vỏ cứng của trái dừa - bị xem là thứ phẩm cấp thấp, chỉ được sử dụng như chất đốtrẻ tiền. "Gáo dừa cũng được tận dụng làm hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí hoặc chế biến thành than hoạt tính. Trong khi đó cấu tạo của gáo dừa lại ở dạng sừng hóa có màu sắc, hoa văn tự nhiên rấtđẹp, bền chắc, không sợ bị mối mọt tấn công... Tại sao một chất liệu đẹp như thế không được tận dụng triệt để?". Câu hỏi ấy đã ám ảnh chị suốt khoảng thời gian dài. Chị bức xúc và cũng nhận rõ rằngđối với một nữ kế toán như chị thì càng không dễ trả lời câu hỏi hóc búa đó.Nhưng chị không ngại khó và với một nỗi đam mê mãnh liệt, những món hàng mỹ nghệ gia dụng từ gáo dừa đầu tiên đã ra đời như khay đựng hũ gia vị có giá xoay, gác đũa hình cánh bướm, chú cá gạt tàn..."Hoa văn, màu sắc đẹp thế này mình làm tranh được không - chị hỏi anh em kỹ thuật viên. Và sau những lần toát mồ hôi hột, tay búa tay đe đập vỡ gáo thành những mảnh nhỏ để xử lý ghép tranh chị chợtnghĩ: "Hay mình thử làm "vơ nia" (lớp phủ bề mặt) xem sao".
Lại muôn vàn khó khăn hơn: thử... 101 cách mới khiến mặt cong vốn có của gáo dừa thành mặt phẳng, trộn đủ các loại keo mới ra được loại ăn khớp nhất... Cái mặt bàn đầu tiên phủ bằng "vơ nia" gáo dừatuyệt đẹp, bóng lộn với hoa văn tự nhiên trang nhã đã ra đời. Sau đó là hàng loạt các sản phẩm ứng dụng khác như kệ gương, bàn, ghế, giường... được thị trường, nhất là thị trường nước ngoài, tiếpnhận. Và rồi ý tưởng làm ván lót sàn nhà được thể hiện.
Sinh ra tại Sài Gòn, mới 13 tuổi, chị đã thoát ly đi bộ đội tại đơn vị quân báo tận biên giới Tây Ninh - Cam-pu-chia. Năm 1971, lúc 15 tuổi thay vì vào Nam chị lại nhập đoàn "Hạt giống đỏ miền Nam"vượt Trường Sơn ra Bắc.
Hòa bình lập lại, chị được cử sang Liên Xô cũ học công nhân cơ khí... Về nước chị làm phiên dịch, rồi kế toán. Tranh thủ học thêm đại học, chị đã tốt nghiệp cùng lúc hai ngành Nga văn và châu áhọc.
Lúc bạn bè nghe tin chị đột nhiên chuyển qua "nghiêncứu"... gáo dừa ai cũng cười: "Rồi tiền mất tật mang cho mà coi". Sau hơn ba năm, đến tháng 8-2002 những viên "gạch sinh thái" bằng chất liệu gáo dừa đầu tiên mới nên vóc nên hình. Một loại vật liệuxây dựng mới, độc đáo quen mà lạ có thể thay thế gỗ trong xây dựng và mỹ thuật. Chị mang mẫu đi... đăng ký bản quyền và đến Phòng vật liệu xây dựng (Viện Khoa học thủy lợi miền Nam) nhờ thử nghiệm.Kết quả khá bất ngờ ván sàn gáo dừa có độ cứng bề mặt theo thang Mohr và hệ số giãn nở nhiệt tương đương đá hoa cương, độ bền gần như tương đương các loại gỗ phẩm cấp cao, độ hút ẩm cao giúp bề mặtluôn thoáng mát... (ảnh bên)
Tuy nhiên, do làm thủ công nên giá thành hiện còn khá cao (420.000 - 600.000 đồng/m2). Chị cho biết: "Nếu thành công và sản xuất hàng loạt sẽ giải quyết được nhiều thứ. Nông dân trồng dừa sẽ bán đượccả gáo với giá 3.000 đồng/kg hoặc cao hơn nữa (đã sơ chế thành phôi 5x5cm) chứ không phải 200-300 đồng/kg như trước nay. ở nước ngoài cũng đã có nghiên cứu làm gỗ từ gáo dừa nhưng chỉ trong giai đoạnnghiên cứu. Mình tự hào lắm và nghĩ cây dừa Việt Nam đáng được như thế chứ".
Nguồn: Thi Ngôn (Báo Tuổi trẻ), http://www.nhandan.org.vn ngày 02-08-2003