Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/05/2006 15:44 (GMT+7)

Người say đắm đá cổ Sapa

Thung lũng Mường Hoa (Sapa- Lào cai) nằm lọt thỏm giữa những khối đá dựng đứng, từ lâu đã là một kỳ quan hấp dẫn thu hút nhiều du khách. Trải rộng trên một diện tích hơn 8 km2, hàng trăm khối đá nằm lẩn khuất giữa những khu rừng hùng vĩ dưới chân núi Phanxipăng, một con suối nằm ở độ cao chừng 1.200 m trông xuống những cánh đồng trù phú.

Bí ẩn đá

Những khối đá trầm mặc đứng đó không biết tự bao giờ, tượng trưng cho cái gì. “Từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi: Những khối đá đó do ai chạm khắc? Trong các dân tộc thiểu số H’Mông, Dao, Giáy ở Sapa, dân tộc nào đã làm nên viện bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ này?” - nhà nghiên cứu sử học Philippe Le Failler (Viện nghiên cứu Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) tại Hà Nội) - người có đến hơn 10 năm gắn bó với VN, tự đặt câu hỏi.

Trong “rừng đá” là gần 300 phiến với những hình chạm trổ tinh xảo, công phu, thể hiện sức lao động bền bỉ của con người. Có phiến đá lớn đến 55 m 2, có viên chỉ nhỏ bằng cái bàn. Có phiến khắc hình bản đồ, la bàn, hình người. Có phiến khắc những hình họa trông giống một con đường có lối vào một ngôi nhà, xung quanh có cây cối. Có phiến chạm những vòng xoáy âm dương, thể hiện tín ngưỡng của người xưa. Một phiến đá duy nhất có khắc chữ viết, có thể là chữ của một dân tộc nào đó. Mỗi viên đá là một câu chuyện bí mật về thế giới của người xưa, mang tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên về cuộc sống, thiên nhiên, con người quanh họ.

Phillippe kể, trong thời gian ở Sapa, ông đã phát hiện có những phiến đá nằm gần ngay nhà người H’Mông, xung quanh có suối và đồng ruộng bao bọc. Khi ông hỏi các già làng trong bản, họ đều nói đã nhìn thấy những phiến đá này từ khi còn bé, cũng như tổ tiên của họ. Theo suy đoán của nhiều nhà khoa học Pháp, những hình chạm khắc trên có thể do người H’Mông làm ra. Trẻ em H’Mông 7 tuổi cũng đeo dao bên mình nên có thể mỗi khi đi qua những phiến đá này chúng đã đẽo gọt lên những phiến đá quaczit trắng trong veo, trông đẹp như một bức tranh.

Năm 1925, giáo sư Pháp Victor Goloubev đã công bố công trình nghiên cứu của ông về “Những khối đá chạm khắc ở vùng Sapa”. Ông đã so sánh những hình chạm khắc với những mẫu thêu của người Mán, người Lào hay trên trống của người Mông Cổ để tìm hiểu xuất xứ của những hình chạm khắc Sapa. Nhưng những suy đoán của ông vẫn chỉ là giả thuyết. Tiếp tục công trình nghiên cứu của giáo sư Goloubev, được sự tài trợ của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, Phillippe đã cho tiến hành những phương pháp hiện đại hơn nhờ các phương tiện máy móc tinh xảo.

Dùng chuối in đá

Từ tháng 10-2005, Phillippe đã cùng các đồng nghiệp trẻ của Sở VHTT Lào Cai làm việc cật lực để đánh số, làm bản rập và đưa lên máy vi tính những viên đá vô tri vô giác. Công việc đòi hỏi nhiều công sức cũng như nỗ lực của từng người. Nhóm có khoảng 15 người, làm việc và ăn ngủ ngay trên những phiến đá. Nhiều ngày họ không biết đến “giường ấm nệm êm” cũng như những bữa ăn gia đình. Họ phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong vài ba ngày liền. Có khi cả nhóm treo lơ lửng trên những phiến đá ở độ cao hơn 1.250 m để làm bản rập cho từng phiến đá. Sau khi làm xong, tài liệu được đưa về Hà Nội xử lý bằng vi tính để định hình theo phương pháp thống kê khoa học. Phillippe cho biết, để làm được bản rập một cách chính xác, nhóm đã phải sử dụng phương pháp rập bia của người Việt cổ là dùng... chuối làm chất kết dính để in vào giấy dó.

Đến nay, nhóm của ông đã xác định được hơn 100 viên đá cổ, làm được 1.321 bản rập (tương đương 750 m2) và chụp 1.900 bức ảnh. Công việc bị gián đoạn do mùa mưa và vào vụ mùa. Sắp tới, ông sẽ quay lại Sapa để cố gắng hoàn thành nốt công việc nặng nhọc với hơn 100 phiến đá khác trong thung lũng Mường Hoa. Anh muốn công việc kết thúc nhanh chóng để có thể tổ chức một hội thảo vào cuối năm nay nhằm thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Giọng lo lắng, Phillippe bộc bạch: “Trên nhiều phiến đá nhan nhản những câu khắc nhảm nhí của du khách. Những hành động vô ý thức đó khiến công việc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn”. Thêm vào đó những phiến đá cũng bị thời gian ăn mòn, những vết chạm khắc mờ dần rất khó xác định niên đại. Yêu mến văn hóa Việt cổ, Phillippe Le Failler muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh nhằm duy trì và bảo tồn “viện bảo tàng” đá có một không hai này.

Mục đích của chương trình bảo tồn những khối đá chạm khắc tại 2 thung lũng thuộc huyện Sapa là đào tạo phương pháp bảo tồn khoa học cho cán bộ Sở VHTT tỉnh Lào Cai, đồng thời, cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin cần thiết được thực hiện công phu nghiên cứu các khối đá chạm khắc tương tự ở vùng biên giới.

Nguồn: vannghesongcuulong.org 23/4/06

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…