Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/12/2007 00:34 (GMT+7)

Người sáng chế thiết bị lọc nước bằng đá ong

Từng là giảng viên giảng dạy văn học Nga (Đại học Quốc gia Hà Nội), đến khi nghỉ hưu có nhiều thời gian, cộng thêm sự đam mê về khoa học kỹ thuật từ lâu nên ông Đặng Đức Truyền (hiện ở 58 phố Vĩnh Phúc, Hà Nội) bắt tay vào nghiên cứu khoa học với mong muốn đem lại lợi ích thiết thực cho con người. Đến với khoa học từ sự đam mê

Lần đầu tiên ông khởi động cho quá trình nghiên cứu vào năm 2005. Quá trình nghiên cứu thiết bị lọc nước bằng ô-dôn của ông xuất phát từ thực tế các cơ sở sản xuất, các nhà máy, các khu công nghiệp mọc lên… xả vào môi trường đủ các loại chất thải, hóa chất độc hại, các kim loại nặng cực độc dư thừa sau sản xuất, các loại khí độc… Các chất thải độc đó, ngoài làm ô nhiễm trực tiếp các nguồn nước như sông ngòi, mương, máng còn ngấm xuống lòng đất, hòa vào các mạch nước ngầm, làm cho nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm và trở nên độc hại.

Thiết bị lọc nước bằng ô-dôn được “khai sinh” với đặc tính ô-xi hóa cao, khi cho nước đi qua tạo ra sự phối trong thời gian 30 phút, làm cho kim loại nặng ô-xi hóa sau đó lọc qua cát là xong. Ông kể rằng: “Khi hoàn thành nghiên cứu, thấy đề tài có tính ứng dụng cao, tôi quyết định đi đăng ký để công nhận bản quyền”. Một sự ngẫu nhiên đã xảy ra, từ khoảng cách địa lý xa xôi, một người Mỹ có cách nghiên cứu giống hệt mình. Người Mỹ đó đã đăng ký bản quyền được mấy tháng. Ông Truyền cho hay: Với thiết bị lọc nước bằng ô-dôn, giá thành khá cao, rẻ nhất thì cũng khoảng chừng từ 3 đến 3,5 triệu đồng. Ông nghĩ rằng: “Giá cao thế này thì người dân bình thường muốn mua thiết bị có khi “bó tay”.

Dù không đăng ký được bản quyền nhưng ông hy vọng rằng sau này sẽ chuyển hóa thành thiết bị xử lý nước cho các vùng nuôi trồng thủy sản, bởi dùng thiết bị này, không phải dùng đến hóa chất mà vẫn diệt được vi trùng và vi khuẩn. Ông nói vui: “Kinh doanh đối với mình là một cực hình tra tấn, mong sao có một doanh nghiệp cùng phối kết hợp để thực hiện sự chuyển hóa đó”.

Thành công đến từ đá ong

Vậy là một chút may mắn chưa đến với ông, nhưng với niềm đam mê ông đã không nản và chuyển hướng tiếp tục nghiên cứu tìm xem vật liệu nào có thể lọc nước với tính năng như thế.

Ông nói: Ai cũng biết, trong nước chứa nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể nhưng đồng thời cũng nhiễm rất nhiều độc tố và tồn tại dưới 3 dạng: Độc tố hữu cơ (thuốc sâu, diệt cỏ); độc tố vô cơ (kim loại nặng) tồn tại trong nước nhiều nhất và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư; khí độc hóa lỏng (amoniac, flo, Nitơrít). Nhiệm vụ đặt ra đối với ông là làm thế nào để lọc độc tố mà vẫn giữ lại khoáng chất, đồng thời diệt khuẩn, diệt trùng cho nguồn nước mà thiết bị phải rẻ tiền và không dùng điện là tốt nhất.

Trong chuyến đến chơi nhà người bạn ở Thạch Thất (Hà Tây) vào tháng 7 năm 2006, ông thấy nước ở nơi có đá ong rất sạch. Ông đã đem một ít về làm thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đá ong hấp phụ độc tố tốt. Vấn đề đặt ra làm sao với số lượng đá ong ít mà lại lọc được nhiều nước. Nghĩa là ông sẽ thực hiện một việc phải đi ngược lại quy trình tự nhiên.

Theo ông Truyền, đã có rất nhiều người nghiên cứu về đá ong nhưng chưa có kết quả khả thi. Tại Nhật Bản, người ta đã sử dụng đá ong và cũng chỉ lọc được a-sen. “Tôi nghĩ rằng các vị mắc phải sai lầm vì sử dụng đá ong như một chất hấp phụ. Liệu có thể chế đá ong thành chất trao đổi ion hay không?”. Chất trao đổi ion là chất được chế ra làm 2 loại kation và anion. Họ chế tạo từ nhựa ra các hạt nhựa nhỏ, rồi họ phủ lên một lớp ôxít sắt mạnh, sau đó bắt đầu chế tạo thành 2 dạng là kation và anion. Các hạt này chủ yếu là khử được canxi, làm mềm nước và khử được một số kim loại nhẹ như: Na, Mg. Còn các kim loại nặng thì “chịu thua”. Hiện nay loại này đang bán tại thị trường Việt Nam và thường dùng cho các lò hơi khỏi đóng cặn.

Từ ý tưởng đó ông Truyền đã chế tạo được kation và anion từ đá ong. Theo ông, đá ong khi loại bỏ được tạp chất, sẽ còn lại ôxít sắt tồn tại dưới dạng nguyên khối nên bền. Sử dụng nguyên ôxít sắt sau đó từ tính hoá thì sẽ ra chất lọc mạnh. Trên cơ sở đó ông bắt tay vào làm thực nghiệm. Qua nhiều thí nghiệm ông đã tìm ra được vật liệu hữu ích, hoạt động theo nguyên lý trao đổi ion kép và đặt tên là D.O1 và D.O2 (đá ong 1 và đá ong 2) để dễ nhớ.

Để kiểm tra công dụng thực của vật liệu, ông đã tiếp tục làm thử nghiệm nước ở hồ Văn Chương (Hà Nội). Kết quả đạt theo đúng tiêu chuẩn nước ăn uống. Theo tính toán của ông, vật liệu lọc này có khả năng lọc được tất cả các chất nhưng khó có thể kiếm được nguồn nước có đầy đủ kim loại. Nên ông đã yêu cầu Viện Khoa học và Công nghệ môi trường pha tất cả các kim loại nặng vào nước. Với hệ thống thiết bị được trang bị hiện đại, họ đã pha nước nhiễm amoni nồng độ cao gấp 10 lần, asen, mangan, đồng, kẽm, chì, niken, crôm, thủy ngân đều nhiễm gấp 5 lần cho phép. Với những kết quả nghiên cứu trên ông Truyền đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế số 1661/SC3 ngày 11-1-2007.

Ông Truyền cho biết, các thiết bị lọc nước hiện nay trên thị trường chỉ lọc được sắt và một phần asen, mangan còn rất nhiều kim loại nặng khác gây nguy hiểm như kẽm, chì, crôm, niken, thủy ngân,… thì chưa lọc được. Thiết bị máy lọc hiệu quả cao sử dụng màng thẩm thấu ngược R.O có thể lọc ra nước tinh khiết, vì thế mà một số khoáng chất có lợi cho cơ thể cũng bị cản lại. Trong khi đó lọc bằng đá ong các chất có lợi cho cơ thể được giữ nguyên. Bởi vậy, hiện tại ông đang lựa chọn các doanh nghiệp để cùng hợp tác sản xuất thiết bị lọc nước bằng đá ong để làm sạch nguồn nước, xử lý nước thải công nghiệp nhiễm kim loại (hay các xí nghiệp luyện sắt, thép), xưởng mạ, hàn. Cũng có thể dùng thiết bị này lọc các ion kim loại để tạo ra một thứ nước không dẫn điện rất cần cho ngành công nghệ cao, sản xuất chất bán dẫn. Hiện nay, đã có vài đối tác muốn hợp tác với ông nhưng họ chưa có bộ máy quản lý tốt, hiện đại. Mong muốn của ông là tìm được doanh nghiệp có tiềm năng lớn và thiện chí để làm lọc nước, cần bộ máy quản lý tốt để thiết bị có giá rẻ, đến tận tay người tiêu dùng. Ông dự trù giá thiết bị lọc nước này vào khoảng 400.000 đồng/chiếc.

Hy vọng rằng, thiết bị lọc nước của ông Truyền sớm được sản xuất và đưa ra thị trường, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ sự sống.

Nguồn: QĐND

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.