Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 02/10/2006 15:03 (GMT+7)

Người săn hoa "độc" trên cao nguyên

Gắn bó với cây chè

Bằng Độc quyền giải pháp hữu ích được trao cho công trình nghiên cứu về kỹ thuật ghép cây chè.

Phạm S đã ghép cành (ngọn) các giống chè chất lượng cao vào gốc các giống chè có bộ rễ cọc (khả năng chịu hạn cao) trên những vùng đất dốc không có khả năng tưới nước để tạo ra cây chè ghép năng suất và chất lượng cao, khả năng chịu hạn tốt, khắc phục tình trạng chè chết hàng loạt do hạn hán.

Hội đồng Khoa học – Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận đây là ứng dụng mới trong kỹ thuật nhân giống chè và cho triển khai ứng dụng nhân giống theo chương trình của Bộ. 

Đề tài Lai tạo giống chè cành cao sản LĐ-97 (năng suất trên 20 tấn/ha) đã được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng Lao động sáng tạo. Đây là một trong những giống chè có chất lượng đã phát triển trên 1.000 ha tại Lâm Đồng, Gia Lai và Nghệ An.

Tổng đội TNXP 8 Nghệ An cũng đã định hướng đến 2010 sẽ trồng 1.000 ha giống chè này. Đáng lưu ý là, trong lịch sử 40 năm phát triển cây chè ở Lâm Đồng (thủ đô chè ở các tỉnh phía Nam) chỉ có hai giống chè cao sản được công bố: Năm 1965, một kỹ sư người Pháp ở Trung tâm Nông nghiệp Pháp công bố giống chè cao sản TB 14 và bây giờ là giống LĐ-97 của nhà nghiên cứu Việt Nam.

Lạc sang thế giới các loại hoa

Trả lời câu hỏi về đề tài mới nhất của mình, nhà nghiên cứu chè khiến chúng tôi ngạc nhiên khi tiết lộ đã “lạc” sang thế giới của các loài hoa dại.

Hoa Thân thiện không chỉ đẹp, quý hiếm mà còn rất đa dụng: Vừa để trang trí nội thất hoặc trồng làm cây cảnh trên đường phố, công viên vừa là dạng hoa cắt cành ngắn ngày có thể canh tác nhiều vụ trong năm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Mặt khác, cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt, có thể canh tác ngoài đồng chứ không phải trồng trong nhà kính hay nhà lưới… rất phù hợp với điều kiện tài chính của nông dân Việt Nam.

Do đó, Thạc sĩ Phạm S đã và đang tiến hành thu thập nguồn gen, nghiên cứu nhân nhanh cây giống và tạo giá thể để trồng hoa.

Anh tâm sự: Mặc dù có điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi cho việc trồng hoa, song phần lớn hoa sản xuất hàng hóa ở Đà Lạt (Lâm Đồng) có xuất xứ nhập nội, chưa có nhiều giống hoa bản địa.

Bởi thế, chưa tạo được thương hiệu hoa đặc sắc, có giá trị thương mại cao cho vùng đất được mệnh danh là xứ sở các loài hoa của Việt Nam .

Trăn trở vì điều đó, từ năm 2004, vào dịp nghỉ lễ và những ngày cuối tuần, anh lặn lội chốn rừng sâu núi thẳm để “săn” những giống hoa độc đáo. Một buổi chiều tháng 5-2005, tại rừng chồi bên bờ suối, anh phát hiện loài cây có chiều cao chừng 40cm, thân thảo dạng hình xoắn tự nhiên, cành và lá hài hòa, lạ mắt.

Khi được mang về chăm sóc trong vườn nhà, cây sinh trưởng nhanh, ra hoa nhiều với cánh hoa màu trắng, nhụy màu vàng nhạt. ThS Phạm S đặt tên cho loài hoa này là “Thân thiện”.

Hướng dẫn chúng tôi tham quan vườn thực nghiệm, anh nói: Điểm quan trọng và khác biệt của cây Thân thiện so với nhiều loại hoa khác là trên  mỗi đài hoa có nhiều hoa.

Thời gian nụ hoa đầu tiên bắt đầu nở cho đến khi nụ cuối cùng nở bung kéo dài từ 28-32 ngày. Đường kính mỗi hoa cũng khá lớn (từ  6-8 cm). Cho đến khi hàng chục đóa hoa đều héo tàn thì  đài hoa vẫn duy trì màu đỏ rực tạo cho cây dáng vẻ vừa dịu dàng vừa mãnh liệt.

Sở dĩ  đài hoa có thời gian tươi và đỏ kéo dài tới 60 ngày là do có hàm lượng kali và canxi cao (kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt).

Qua nghiên cứu nhiều tài liệu về chủng loài, đa dạng sinh học, di truyền thực vật …; trao đổi trực tiếp các nhà khoa học và doanh  nghiệp có nhiều giống hoa; đối chiếu với hàng ngàn giống hoa và cây cảnh đã được công bố, thạc sĩ Phạm S xác định, đây là loại cây hoàn toàn mới chưa từng được phát hiện trên thế giới.

Anh đã làm hồ sơ để bảo hộ giống cây Thân thiện và đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu xuất xứ nhằm đảm bảo quyền tác giả. 


Nguồn: nhandan.com.vn 25/9/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.