Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/01/2006 14:50 (GMT+7)

Người nông dân sáng chế máy tráng bánh cuốn tự động

Về làng Bặt, xã Liên Bạt (Ứng Hoà, Hà Tây), chúng tôi nghe khá nhiều lời khen về chiếc máy kỳ diệu nên quyết tâm tìm gặp bằng được người sáng chế ra nó. Tình cờ một bà cụ đầu đội nón Chuông, vận áo lụa hồng, quần sa tanh đen nhánh, vai kẽo kẹt gánh hai thúng, bà cười nói: “Thì đó là thằng Tiến nhà tôi chứ ai. Tôi là Bùi Thị Vóc, mẹ nó, vừa đi bán bánh về. Chú theo tôi”. Vừa đi cụ Vóc vừa kể: “Nghề làm bún, bánh cuốn ở làng Bặt có từ đời nào chẳng biết, chỉ biết là cứ 20 tháng 8 âm lịch là ngày giỡ ông tổ nghề. Thuở nhỏ, từ lúc chỉ 10 tuổi, tóc còn để chỏm, tôi đã được bố mẹ dạy cho đủ thứ của nghề từ xay bột sao cho mịn, gạn khô bột thế nào, luộc bột rồi giã tơi cho đông quánh lại rồi cho vào khuôn vắt thành bún ra sao… Các cụ rất nghiêm, nếu lơ đễnh không tập trung vào công việc là cứ tay tre mà vụt, đau lắm! Chả thế mà tôi chẳng mấy chốc nắm hết được bí quyết của nghề, làm được đủ các loại bún như bún con bừa, bún rối, bún tróc và đặc biệt là bún con ốc (bún có hình con ốc)”. Chuyện đang rôm rả thì đã đến gần nhà. Đầu ngõ, mấy người đàn ông mồ hôi mồ kê nhễ nhại đang hè nhau đẩy một cỗ máy bằng sắt nặng chừng 5 tạ lên chiếc ôtô tải, đã nổ máy sẵn. Bà Vóc chỉ một anh dáng người nhỏ nhắn, khoảng trên 30 tuổi và bào: “Thằng Tiến đấy”. Tạ Quang Tiến ngồi trong cabin, trước khi đóng cửa xe lại còn thò cổ ra nói với tôi: “Mình xuất hàng cho khách ở tận Kim Bôi, Hoà Bình, phải đi theo lắp ráp máy và hướng dẫn kỹ thuật tráng bánh cho họ, chiều mới về”. Sau mấy lần hò hẹn, tôi cũng tiếp cận được với người đàn ông bận rộn này.

Là con cả trong gia đình có hai em, từ nhỏ tuy làm nông nghiệp vất vả nhưng Tiến học rất giởi, đặc biệt là mấy môn tự nhiên. Năm 1991, thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự, Tiến đang hăm hở với bao hoài bão thì đột ngột nghe tin bố mất. Cánh cửa vào giảng đường đóng sập vĩnh viễn trước mắt Tiến bởi cậu quyết định ở nhà làm kinh tế nuôi hai đứa em nhỏ cùng người mẹ già yếu. Cuộc sống vất vả, kham khổ khiến cho Tiến phải bươn chải đủ nghề từ nghề làm cơ khí, sửa chữa máy công nông đầu ngang, đầu dọc, đóng gạch đến chạy chợ… rồi cuối cùng dường như là cái nghiệp lại quay về nghề cổ truyền của gia đình là làm bún, bánh tráng. Hồi đó, công việc tráng bánh được làm một cách thủ công, rất mệt nhọc. Gạo được xay thành bột từ ngày hôm trước, rồi được ngâm, trộn, đánh cho thật nhuyễn, thật dẻo, múc ra từng muôi nhỏ, tráng một lớp mỏng lên trên nắp nồi hấp. Hì hụi, đánh vật cả đêm, hai mẹ con làm cật lực cũng chỉ được vài chục cân bánh. Cứ tờ mờ, Tiến lại chằng thúng bánh đó vào chiếc xe đạp cũ kỹ, lóc cóc đap 50 – 70 cây số, xuống tận vùng Ba Hàng Đồi hoặc xa hơn nữa của vùng Kim Bôi, Hoà Bình để bán hoặc đổi gạo. Thấm thía nỗi nhọc nhằn của nghề mà Tiến quyết tâm phải làm một cái gì đó để cải thiện cuộc sống của hai mẹ con, nhưng lúc đó anh cũng chưa biết bắt đầu từ đâu. Cho đến một hôm, khi lên trên Hà Nội thấy người ta làm bánh phở bằng máy của Trung Quốc, Tiến mê quá, liền tò mò ngắm nghía từng con ốc, từng bộ phận chuyển động, từng cái môtơ. Chiếc máy làm bánh phở đó đã gợi ý cho Tiến làm máy tráng bánh cuốn. Thế là, ngày đêm Tiền vùi đầu vào tính toán nào là kích thước bao nhiêu, vòng quay thế nào, lò hơi hấp bánh đặt ở đâu, công suất bao nhiêu, bánh dày mỏng, chín sống ra sao. Tính toán rồi Tiến đi lùng từng cái môtơ, từng tấm tôn, từng con ốc cũ, hì hụi gò hàn, lắp ráp. Sau cả tháng trời cặm cụi, cái máy tráng bánh cuốn được ra đời trong xưởng gò hàn của Tiến. Hôm chạy máy thử nghiệm, cả láng xúm đông, xúm đỏ đến xem. Không may là, trước bao con mắt đổ dồn, chiếc máy có đổ bột vào nhưng không ra bánh cuốn mà ra thứ sản phẩm nửa nát, nửa khô, nửa sống, nửa chín, phải đổ bỏ hết. Bà con được dịp xì xáo: “Làm sao mà máy thay thế được bàn tay con người tráng bánh được”. Tiến chỉ buồn nhưng không hề nản. Lại cắm cúi chỉnh sửa, loay hoay làm đến tối mịt. Nhiều lúc, nửa đêm, bỗng có một ý tưởng len lỏi trong đầu., Tiến lại bật dậy, chong đèn làm luôn đến sáng. Anh kể: “Máy làm bánh phở của Trung Quốc nó dài đến 13m nên khi mình co rút lại kích cỡ thì phải chú ý đến số đo ấy hợp với bao nhiều vòng quay của môtơ. Rồi những điều chỉnh như quả lô, khung bếp, dao cắt và nhiệt độ của bếp lò cũng phải tính lại… Thế là thành công.

Giờ đây nhìn qua hơi bốc ở lò hơi hoặc nhìn bánh nổi trên mặt khuôn là mình có thể nói chính xác bánh đủ lửa hay yếu lửa, chính hay sống. Phát huy thắng lợi, Tiến lại mày mò cải tạo, hiện đại hoá, có khí hoá những công đoạn của nghề làm bún như máy xay bột, máy đánh bột, khuôn ép bún. Tiếng lành đồn xa, những đơn hàng từ khắp các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hải Phòng, thậm chí cả “xứ sở bánh cuốn” nức tiếng như Thanh Trì, Hà Nội cũng theo về gặp Tiến để đặt mua máy. Cái xưởng sản xuất rộng vài chục mét vuông lại không biển quảng cáo của anh đã xuất được vài chục máy tráng bánh cuốn, hàng trăm máy làm bún. Giá thành của những chiếc máy này cũng khá mềm chỉ từ 7 đến 10 triệu đồng.

Trước khi chia tay với tôi, anh thợ cơ khí làng Bặt, Tạ Quang Tiến cứ một hai: “Chuyện mình làm ra máy tráng bánh cuốn là chuyện nhỏ, có gì đáng để cậu viết báo. Ngượng lắm”. Anh nói vậy, nhưng tôi nghĩ việc sáng chế của anh có tác dụng lớn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nguồn: Anh ninh thế giới, số 516, ngày 28/12/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.