Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/07/2006 14:24 (GMT+7)

Người nhuộm màu cho lụa Tân Châu

Sinh ra và lớn lên tại quê lụa Tân Châu, gia đình cũng làm nghề dệt lụa nhưng Trí lại không có một chút đam mê nào với cái nghề mà anh thường gọi là “nghề chằng chịt”. Với Trí, nghề ươm tơ dệt lụa từng mét một theo phương pháp thủ công thì bao giờ mới tìm được chỗ đứng trên thị trường khi vải sợi công nghiệp tràn ngập với giá rẻ! Bởi thế, học xong trung học, Trí làm nghề san lấp mặt bằng, lập trang trại nuôi bò, đào ao nuôi tôm càng xanh... quyết tâm làm giàu.

Nhưng có lẽ, “nghiệp tơ tằm” không “buông tha” anh. Năm 1991, một phụ nữ người Pháp biết tiếng lãnh Mỹ A Tân Châu đã tìm đến cơ sở nhuộm của cha anh để đặt hàng khi cơ sở mới hoạt động trở lại chừng vài tháng sau hơn mười năm đóng cửa. Vị khách này rất ngạc nhiên trước nét sang trọng tự nhiên vốn có của lãnh Mỹ A nhưng bà cũng không khỏi thắc mắc vì sao lụa lại quá nghèo nàn màu sắc đến thế. Hơn nữa, màu đen lại là màu tang ở châu Âu. “Tôi thật sự băn khoăn trước sự thắc mắc của vị khách này. Trước giờ, người dân Tân Châu chỉ trung thành và đi theo lối mòn truyền thống với nền lụa màu đen từ mặc nưa chứ chưa hề nghĩ đến việc nhuộm màu cho nó. Lúc đó, tôi chỉ mường tượng mình phải tìm những chất liệu từ cây lá để tạo màu tự nhiên cho lụa mới tạo được nét riêng so với vải công nghiệp...” - Trí cho biết.

Và thế là anh đi khắp nơi, đặc biệt là những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gắn bó với nghề dệt thổ cẩm, để tìm cách nhuộm màu cho lụa Tân Châu. Tìm được tài liệu nào nói về màu cho lụa, Trí cũng cất công tìm kiếm và thử nghiệm cho bằng được. “Bây giờ, tôi không thể nhớ hết được mình đã đi những đâu và lấy được những gì nữa vì đã đi quá nhiều rồi. Lụa Tân Châu khác với thổ cẩm của người dân tộc thiểu số nên không dễ gì “ăn” những nguyên liệu nhuộm màu. Vì vậy, cho màu lụa Tân Châu đòi hỏi rất nhọc công. Người thợ phải nhuộm và phơi nắng 35-40 lần vải mới thấm đều...” - Trí nói. Thất bại không phải là ít, nhiều lúc đầu anh rối mù lên như mớ tơ vò. Những đêm ngồi trước đống vải đã nhuộm vài chục lần mà vẫn “cứng đầu” không thấm màu để lại những vết màu loang lổ, Trí ứa nước mắt và muốn bỏ dở nửa chừng cho xong. “Chẳng lẽ mình chịu “bó tay”, để nghề truyền thống của gia đình bị tàn lụi?”, nghĩ thế, Trí không sao bỏ được rồi lại miệt mài thử nghiệm. Khi nhuộm không thành công, Trí trả nó lại màu đen tuyền của mặc nưa để vớt vát lại chút vốn...

Suốt mười hai năm trời nghiên cứu tìm tòi đến năm 2003, Trí mới cho ra được bảy màu sắc khác nhau trên lụa tung ra thị trường lập tức “lọt vào mắt xanh” của nhà thiết kế thời trang Võ Việt Chung. Khi ấy, nhà thiết kế này lấy cảm hứng từ vẻ mượt mà, óng ả của lãnh Mỹ A từ quê lụa Tân Châu để thiết kế bộ sưu tập “Mơ về châu Á” làm đề tài tốt nghiệp cho khóa tu nghiệp của anh ở Ý. Đó là một chất liệu vừa cổ điển vừa hiện đại, gắn với vùng đất có trên trăm năm ươm tơ dệt lụa và nay có thêm những sắc màu mới của Trí. Nét quý phái của lụa Tân Châu lại quyến rũ Võ Việt Chung sáng tạo bộ sưu tập “Lãnh” trên sàn diễn Tuần lễ thời trang quốc tế Malaysia tại Kuala Lumpur cuối tháng 11-2004 và “Sự hồi sinh” tại Tuần lễ thời trang châu Âu diễn ra vào tháng 7-2005 tại Berlin, Đức. Chính sự quý phái, mượt mà của lụa Tân Châu và sắc màu của lụa Trí tạo ra đã gây được cảm hứng Võ Việt Chung thiết kế những trang phục phong phú, đặc biệt trên trang phục dạ hội. Nhưng đằng sau nét quý phái là sự sâu thẳm, thăng trầm của nghề dệt lụa cũng như người đã cất công tìm màu cho nó mà Võ Việt Chung đã gợi được trong lòng người chút “Thiền” trong “Sự hồi sinh”... Tháng 2-2006, một lần nữa Võ Việt Chung lại đưa lụa Tân Châu lên sàn diễn dịp Mekong Festival tại chính quê lụa An Giang với nét duyên dáng và quý phái nhưng giản dị của người phụ nữ Nam bộ xưa.

Sự hồi sinh của lãnh Mỹ A cần phải kể đến công trạng của Trí về “giấc mơ” tìm màu cho lụa. Chính sắc màu ấy đã “níu chân” bà đầm Pháp và các nhà thiết kế thời trang, kinh doanh vải sợi Canada, Úc... trở lại với quê lụa Tân Châu kèm theo những hợp đồng xuất khẩu. Từ con số 2.000 mét lụa xuất khẩu trong năm 2004, Trí đã tăng lên 5.000 mét trong năm 2005 mà chỉ mới đáp ứng được một nửa nhu cầu của đối tác dù giá mỗi mét vải lụa từ 50.000-100.000 đồng (tùy theo màu), gấp nhiều lần so với vải sợi công nghiệp. “Tôi không sợ mất khách do giá cả. Bởi vì vải 100% là tơ tằm với các công đoạn gần như là thủ công, chỉ có khâu dệt bằng máy thì giá sản phẩm như vậy chưa phải là cao. Hơn nữa, loại lụa này luôn qua tay các nhà thiết kế mới cho ra thị trường nên giá trị rất cao. Lụa Tân Châu với sắc màu mang nét riêng của nó, được giới thiết kế đánh giá không thua gì lụa Hà Đông ở phía Bắc Việt Nam, gấm Thượng Hải của Trung Quốc hay những mặt hàng tơ tằm còn rất ít ỏi trên thế giới...” - Trí khẳng định như vậy.

Đứng trước sân nhuộm rộng đến vài ngàn mét vuông đang phơi vải, ánh mắt Trí thoáng lên niềm vui vì một bước đột phá mới cho nghề dệt quê mình. Nhắc đến màu bordeau cho lụa Tân Châu, Trí cười, bảo: “Đó là màu rất đẹp và được ưa chuộng trong thời trang nhưng tôi chỉ dừng lại ở thử nghiệm chứ không dám cho ra thị trường vì giá quá cao. Công để nhuộm vải màu này rất cực và người mua cũng khó chấp nhận giá cao xứng với công làm ra nó. Đồng thời cũng với chất liệu màu này, tôi hướng dẫn cho thợ nhuộm và phơi khoảng 40 lần tạo ra màu cánh sen. Hiện nay, tôi đang thử nghiệm màu xanh để tung ra thị trường trong nửa đầu năm 2006...”. “Còn màu nào nữa cho lụa Tân Châu?”. Trí trả lời tôi bằng giọng rất trầm: “Sẽ có màu mới thôi nhưng hiện tôi rất lo lắng đến sự tồn tại của nghề. Người sản xuất cứ “đơn thân độc mã” với nghề thì đến lúc cũng mai một huống chi đây không phải là nghề dễ kiếm sống. Làng nghề dệt ở đây sẽ ra sao khi hoạt động trong tình trạng thiếu thốn cả về vốn lẫn ý tưởng? Ai sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm lụa Tân Châu trên thị trường để giữ uy tín cho làng nghề vì sẽ có hàng nhái, hàng kém chất lượng khi thị trường được mở rộng?...”. Tôi hiểu nỗi lo lắng của Trí trước những hấp dẫn của thị trường khi người sản xuất không lấy chữ “tín” bước vào thương trường. Nhắc đến điều này, Trí suy tư để hằn những vết nhăn trên vầng trán. Suy nghĩ như làm anh già đi trước tuổi. “Cái nghề mất đi do không thích ứng được với thị trường không đau bằng người ta đánh đổi nghề bằng những hành động hạ thấp uy tín làng nghề mà cha ông tạo dựng từ hơn trăm năm trước...” - Trí nói.

Trí là vậy. Nói về thị trường, tiềm năng của lụa Tân Châu, anh rất say và lạc quan. Nhưng khi nhắc đến “nghề chằng chịt”, nhiều lúc anh chỉ thở dài thay câu trả lời. Trí tâm sự: “Nghề dệt không làm tôi giàu có. Tôi phải bỏ ra rất nhiều kinh phí, công sức đầu tư cho cái tên “lụa Tân Châu” trên nền tảng lãnh Mỹ A truyền thống. Tôi duy trì nghề chỉ vì muốn gìn giữ nghề truyền thống của địa phương, của gia đình chứ không vì miếng ăn...”. Một người trẻ tuổi thuộc “thế hệ 7x” nhưng lại có một suy nghĩ “cổ điển” của những ông cụ 80 vì một làng nghề dường như rệu rã. Cái tên “lụa Tân Châu” - sự hồi sinh của lãnh Mỹ A xuất hiện trên thị trường khi Trí tung ra những sản phẩm lụa màu đầu tiên thay vì chỉ một màu đen tuyền.

Cái “nghề chằng chịt” đã không còn đủ sức “kết dính” người ươm tơ dệt lụa. Hàng trăm khung cửi một thời vàng son của quê lụa ngày nào nay để bụi phủ mờ theo thời gian. Hiện nay, số người làm nghề này ở Tân Châu chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chỉ sản xuất lụa màu đen truyền thống. “Con tằm đến chết vẫn còn vương tơ”. Hy vọng Trí sẽ vượt qua được sóng gió, đưa lãnh Mỹ A - lụa Tân Châu trở lại thời hoàn kim với một bầu nhiệt huyết bởi vì sự tồn vong của một làng nghề rất cần những con người như Trí...

Nguồn: baocantho.com.vn

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…