Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 13/03/2007 16:08 (GMT+7)

Người "nặng nợ" với cây dừa

Tốt nghiệp thạc sĩ “Quản lý Tài nguyên Di truyền thực vật” của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế với ngành học chuyên sâu về cây dừa, Nguyễn Thị Lệ Thủy, cô gái xứ dừa, đương kim Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò, Bến Tre (thuộc Viện Nghiên cứu Dầu thực vật-Tinh dầu hương liệu mỹ phẩm của Bộ Công nghiệp), luôn băn khoăn khi thấy nhiều vườn dừa ở Bến Tre còn là giống dừa sản lượng thấp. Cô cũng rất tự ái khi nghe người ta đánh giá: “Trung tâm cây giống như vầy mà không làm được giống mới”. Làm giám đốc sau nhiều lớp anh chị, nhưng Thủy không chịu lệ thuộc việc nhập nguồn gien giống dừa bố mẹ ở nước ngoài để sản xuất giống dừa lai năng suất cao: PB 121, JVA1, JVA 2, mà luôn suy nghĩ nghiên cứu tìm những tố chất có hình thái tương tự có ở các giống dừa địa phương để lai tạo nên những giống dừa lai gốc Việt Nam cho năng suất, chất lượng cao.

Để cho ra đời những dòng dừa lai mới, Thủy ứng dụng những kiến thức lai tạo đã học được: mỗi giống dừa có ưu điểm riêng, cho lai tạo sẽ có giống dừa lai mang cả hai ưu điểm của nhau. Đơn cử như dừa cao cho trái to nhưng ít trái. Dừa lùn, cho trái nhiều nhưng trái không được lớn lắm. Hai dòng gien nầy lai tạo nhau sẽ cải thiện thành giống dừa cho năng suất cao, trái to. Thủy đã lai tạo giống dừa ta (trái to) với dừa ẻo (trái sai) thành giống dừa lai Đồng Gò 1 và dừa ta với dừa tam quan (trái sai) thành giống dừa lai Đồng Gò 2. Cả hai giống dừa lai nầy 3 năm tuổi cho trái, trái to và năng suất từ 100-130 trái/cây/năm. Sau thành công ở hai giống dừa lai nầy, cô nghĩ đến việc lai tạo các giống dừa xiêm địa phương (xiêm xanh, xiêm đỏ, xiêm lục, xiêm núm...) với dừa dứa Việt Nam . Vì so với dừa dứa Thái Lan, các giống dừa xiêm địa phương có ưu điểm trội hơn là dễ đậu trái, trái sai, nước ngọt và chỉ kém hơn dừa dứa Thái Lan là không có hương thơm lá dứa. Trong khi dừa dứa Thái Lan trái chỉ to trung bình và hương thơm không bằng dừa dứa Việt Nam . Và Thủy đã cho lai dừa xiêm Việt Namvới dừa dứa Việt Nam cho năng suất cao như dừa xiêm, nước ngọt có hương thơm dứa hơn hẳn dừa dứa Thái Lan. Bên cạnh lai tạo hai giống dừa xiêm và dừa dứa Việt Nam , Thủy cũng đã lai tạo và ươm thành công giống dừa sáp lai dứa (từ giống dừa sáp của tỉnh Trà Vinh lai với dừa dứa) để cho trái dừa sáp cơm mang hương thơm đặc trưng lá dứa.

Công việc lai tạo giống dừa cũng mang lại cho Thủy những niềm vui bất ngờ. Đó là khi nghe bà con nông dân điềm chỉ nơi có giống dừa cho năng suất cao, cô tìm đến với ý định xin lấy phấn hoa về cho lai với giống dừa có ưu điểm khác. Nhưng khi hỏi nguồn gốc, nhà vườn cho biết: “Nói thật với cô, giống dừa nầy tôi lấy trộm trong Trung tâm của cô đó!”. Khi đó, Thủy vui quên cả giận vì bị dân trong khu vực đột nhập vào Trung tâm ăn cắp hết giống dừa lai mà chị đã dày công lai tạo 5-7 năm trước. Thủy nói: “Để biết kết quả lai tạo một giống dừa phải mất từ 7-10 năm, vì vậy cần phải kiên trì và yêu nghề mới làm được”.

Ngày nay, giống dừa lai của Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò đã tạo được uy tín với người trồng dừa. Nhiều nhà vườn, khi mua dừa giống của Trung tâm yêu cầu không để tem, vì khi trồng cây dừa giống có tem của Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò là bị người khác lén ăn cắp về trồng. Có người đến Trung tâm mua giống dừa lai nhưng chưa có, ai cũng nói: “Bao lâu cũng chờ”. Biết nhà vườn đặt niềm tin, tín nhiệm giống dừa lai củaTrung tâm, Thủy và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm càng lai tạo các giống dừa với tinh thần trách nhiệm cao hơn.

Ngày nay, kiến thức di truyền về cây dừa của cô gái Nguyễn Thị Lệ Thủy đã được nhiều nước trên thế giới biết đến qua các lần cô đi làm tư vấn cho COGENT –IPGRI. Nhiều nước đã mời cô đến giảng bài về di truyền học ở cây dừa cho sinh viên đại học của họ như: Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Fiji, Mexico ... Những khi giảng bài ở nước ngoài, Thủy sử dụng tiếng Anh rất rành rọt.

Nhiều người trong và ngoài nước đã chú ý, trân trọng tài năng của người con gái xứ dừa Bến Tre nầy. Ngoài 30 tuổi đời, cô Giám đốc Trung tâm thực nghiệm Đồng Gò Nguyễn Thị Lệ Thủy vẫn chưa xây cho mình một “mái ấm” riêng. Bởi cô đã và đang dành nhiều thời gian nghiên cứu lai tạo thêm những giống dừa quí cho đất nước.

Nguồn: baocantho.com.vn 19/1/2007

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.