Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 07/06/2006 23:27 (GMT+7)

Người lính già có nhiều công trình nghiên cứu ý nghĩa

Một thời oanh liệt

Ông Hướng sinh năm 1923 tại Phù Lưu Tế, Hà Tây. Năm 1945, ông tham gia tổ chức bí mật của Mặt trận Việt Minh tại địa phương, rồi  gia nhập giải phóng quân, chiến đấu ở  Tây Nguyên. Năm 1954, ông Hướng tập kết ra Bắc và tiếp tục phục vụ trong quân đội.

Năm 1963, tổ chức phân công ông tham gia đoàn cán bộ tăng cường cho khu Sảng Ma Sáo (Lào Cai), giúp dân xây dựng trường học, làm kinh tế và đời sống văn hóa mới. Giải phóng miền Nam, ông Hướng trở lại Tây Nguyên giúp đồng bào  khai hoang làm thủy lợi, trồng rừng và nghiên cứu ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học phục vụ sản xuất. Ông đã nghiên cứu thành công loại máy phát điện bằng sức gió 1 KW - 100 KW, dùng khí vi sinh từ hầm biôga để sấy nông sản, thủy điện nhỏ 3 KW - 300 KW...

Ông già mất ngủ

Năm 1982, ông Hướng về nghỉ hưu tại phường Khương Mai (quận Thanh Xuân - Hà Nội). Tuổi già  khiến những giấc ngủ  ngày càng thưa. Đây chính là lúc ông có thời gian để thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu bấy lâu. Đêm đêm, ông nghiền ngẫm, tính toán rồi lại cặm cụi viết. Từ đây, nhiều sản phẩm hữu ích đã ra đời...  

Năm 1990, ông nghiên cứu thành công sản phẩm bếp dầu không bấc với một số tính năng ưu việt như: tiết kiệm dầu, không gây ô nhiễm, hệ thống khóa dầu tự động... Sản phẩm này được Ban tổ chức triển lãm sáng kiến toàn quốc cấp bằng khen. Như có thêm động lực, ông tiếp tục nghiên cứu. Hai công trình ông rất tâm đắc và mong muốn được chuyển giao cho cộng đồng là: tấm lợp từ phế liệu và tập đoàn giống củ dây leo giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa xóa đói giảm nghèo.

Rất trăn trở khi chứng kiến cảnh rừng bị tàn phá nghiêm trọng,  ông Hướng tập trung nghiên cứu và tìm ra quy trình công nghệ sản xuất tấm lợp chất lượng cao bằng vật liệu mới mang mã số VLM 2001. Đây là vật liệu được sản xuất từ phế liệu phế phẩm chịu được các loại a-xít, xút, muối, không bị mối mọt, cách điện tốt, chịu được nhiệt độ trên 150oC và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những thông số kỹ thuật của sản phẩm đã được các viện nghiên cứu vật liệu kiểm nghiệm, cấp giấy chứng nhận đạt và vượt chuẩn quy định hiện hành.

Không dừng lại ở đây, ông Hướng tiếp tục nghiên cứu và chế ra loại keo nhựa KN 2002 để xử lý chất bụi amiăng gây ô nhiễm môi trường. Dùng chất keo này quét phủ lên bề mặt tấm lợp prô-xi-măng. Sau 20 phút, chất này thẩm thấu vào bên trong và bám chắc vào mặt ngoài tấm lợp, khống chế chất bụi amiăng, không cho chúng thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

Ông Hướng cho rằng, sản phẩm này sẽ giúp người dân được dùng nguồn nước mưa trong lành hứng từ mái nhà lợp prô-xi-măng mà không lo bị ô nhiễm do phát thải amiăng gây ra. Sản phẩm đã được Trung tâm kỹ thuật I (Bộ Khoa học - Công nghệ), Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kiểm nghiệm xác nhận là an toàn cho người sử dụng.

Cùng với tấm lợp, ông Hướng đang ấp ủ đẩy nhanh tiến độ công trình “Phát triển tập đoàn cây có củ (dây leo) cho vùng đất Tây Nguyên”. Các  loại cây  củ từ, củ mỡ, củ mài, củ tím... cho năng suất cao, thành phần dinh dưỡng đạt yêu cầu và có thể dùng làm lương thực hoặc thức ăn cho gia súc.

Ông ấp ủ việc nhân rộng loại cây trồng rất đơn giản nói trên từ thời còn là chuyên viên kinh tế tỉnh Đắc Lắc. Suốt mấy năm trồng thử, ông Hướng thu được kết quả: mỗi mét vuông trồng hai gốc cây củ thì 1 ha có thể thu được 100 tấn củ. Nếu quy ra tiền, mỗi ha đất canh tác hoàn toàn có khả năng thu được 50 triệu đồng. Năm 2005, ông Hướng đã giới thiệu kỹ thuật trồng các loại củ này tại Sa Pa (Lào Cai), Lương Sơn (Hòa Bình), Hà Tây, Đác Lắc, Điện Biên, Sơn La và thu được kết quả tốt.

Tại Chợ Công nghệ - thiết bị Hòa Bình được tổ chức từ 18 đến 20-5 vừa qua, ông Hướng đã giới thiệu hai nghiên cứu trên tới đông đảo mọi người. Nhìn ông già tuổi cao say sưa thuyết trình công nghệ giữa cái oi nóng mùa hè mới thấy sự đam mê lớn đến nhường nào. Được biết, ông đang hợp tác với trường ĐH Nông nghiệp I để sớm đưa các loại cây củ dây leo nói trên đến những vùng quê nghèo của cả nước.

Nguồn: nhandan.com.vn24/5/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.