Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 24/08/2006 17:36 (GMT+7)

Người làm ra máy “ăn” tiền

Một giấc mơ, một đời người

Năm 1977, đang là kỹ sư trưởng của một công ty đồ họa máy tính để tạo ra hình ảnh trong làm phim, Đỗ Đức Cường được Walter Briston, Tổng giám đốc Citibank lúc đó, mời về làm việc. Citibank vừa hoạch định xong chiến lược mở rộng hoạt động ra các quốc gia, tăng nhanh lượng khách hàng trên cơ sở giảm thiểu chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ý tưởng của W. Briston là chuyển khách hàng từ kênh chi nhánh qua kênh giao dịch tự động. Muốn thế, phải có những công cụ mới. Công cụ ấy thế nào, ông Cường là người được giao phó trách nhiệm. Ông cùng đội ngũ kỹ sư bắt đầu mày mò với quyết tâm tạo ra giao dịch viên bằng… máy. Ở Mỹ thời điểm này, máy bán kẹo, thuốc lá tự động đã xuất hiện, nhưng giao dịch ngân hàng thì không thể giống máy bán kẹo được. Một năm sau, chiếc máy giao dịch tự động đầu tiên ra đời, nó to gấp bốn lần máy ATM bây giờ, nặng nề và “ngốn” của Citibank một triệu đô la Mỹ chi phí. To thế, nhưng máy chỉ làm được một việc cơ bản: đọc thẻ, gửi yêu cầu của khách hàng về kho dữ liệu để triển khai giao dịch rút tiền, gửi tiền. Từ chiếc máy đơn giản ấy, ông Cường cải tiến, hoàn thiện, đeo đuổi mãi như một giấc mơ trong suốt 20 năm gắn bó cùng Citibank. “Tôi nhận ra một điều khi làm việc với Citibank: nếu ngân hàng không nhìn những người dân bình thường như khách hàng tiềm năng, ngân hàng không phát triển được. Quần chúng hóa các dịch vụ, ngân hàng sẽ thành công”, ông nói.

Tháng 6-2003, theo yêu cầu của Việt Nam trợ giúp kỹ thuật cho SEA Games 22, ông Cường về nước sau hơn 30 năm ở Mỹ. Ông tìm hiểu, làm quen với ngân hàng Việt Nam. Đó là bước ngoặt trong đời ông. Khi ấy, ở Hà Nội và TPHCM mới chỉ có máy ATM của một số ngân hàng nước ngoài và Vietcombank, chủ yếu dành cho khách hàng sử dụng thẻ quốc tế. Hiển nhiên dân thường đâu biết nhiều về ATM. Vậy mà ông lại là một trong những người sáng chế ra nó. Phải làm sao để cái máy phục vụ mọi người, trở thành cầu nối đưa dịch vụ ngân hàng đến với giới bình dân. Ông Cường khát khao thế, một khát khao lạ lùng ở cái tuổi của ông.

“Chuyên gia vé số”

Nghỉ hưu ở Citibank, ông có thể sống những năm tháng còn lại của cuộc đời an nhàn cùng gia đình bên Mỹ. Nhưng ông đã về ViệtNam, làm hùng hục. Ông chẳng ham tiền, ham giàu, chỉ nghiện việc. Với căn bệnh tim, đã từng qua phẫu thuật và trái tim hiện đập với bảy chiếc lò xo trợ lực, sức khỏe không còn hào phóng với ông.

Tôi nhớ có một lần, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, nói mục tiêu của Đông Á là làm sao để khách hàng có thể giao dịch ngoài giờ, làm sao để ngân hàng hoạt động 24/24 giờ. Bẵng đi một thời gian, ông vui mừng báo “tìm ra rồi”. Cái “tìm ra rồi” ấy là giải pháp ATM. Và Đông Á đang trên con đường biến các máy ATM thành điểm giao dịch ngân hàng tự động bằng cách trang bị thêm các dịch vụ cho nó.

Đông Á là ngân hàng đầu tiên mà ông Cường hợp tác. Ban đầu, khi nghe ông nói sẽ cố gắng để những tiểu thương ở chợ cũng có thể gửi tiền bằng ATM, có người cười trừ. Họ bảo ông giống người bán vé số hơn chuyên gia ngân hàng, mà lại là chuyên gia kỹ thuật! Ông im lặng, lấy công việc để minh chứng. Nhân viên Ngân hàng Đông Á nể và “sợ” ông. Ông giúp đào tạo họ, những chuyên viên kỹ thuật mạng, vận hành, bảo trì máy ATM. Ông có thể đột ngột ba giờ sáng tới kiểm tra xem trung tâm xử lý dữ liệu của Đông Á có chạy đều không. Ông có thể nửa đêm chạy tới bất kỳ máy ATM nào của mạng VNBC để coi nó có hoạt động tốt không. Có máy vào 23 giờ trên mạng báo hết tiền, ông kêu nhân viên đi nạp. Nguyên tắc của ông là dịch vụ phải trên hết, khách hàng luôn luôn đúng. Có lẽ vì thế mà các máy ATM của mạng VNBC chưa bao giờ xảy ra sự cố trả tiền thiếu, sai hay mất tiền trong tài khoản của khách hàng.

“Công nghệ không phải là cuộc chạy đua thời trang”

Đỗ Đức Cường sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi, mảnh đất, như ông tả, bốn tháng nắng, tám tháng mưa, đất cằn không trồng nổi khoai mì. Ông bảo nghèo vẫn có cách đi lên của người nghèo. Với máy ATM cũng thế. Khi hợp tác với SaigonBank, ông giải thích: “Công nghệ không phải là cuộc chạy đua thời trang”. Và ATM phải mang đến cho khách hàng lợi ích, cho ngân hàng lợi nhuận lâu dài, phải giúp những ngân hàng ít vốn cũng có thể xây dựng hệ thống tương thích với các ngân hàng lớn. Hệ thống VNBC hiện mới chỉ có hai ngân hàng, nhưng đã kết nối với hệ thống China Union Pay của Trung Quốc. Sắp tới sẽ có Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Nhà Hà Nội gia nhập VNBC. Trong chuyến trở về Mỹ gần đây, ông Cường đã thuyết phục được Citibank gia nhập hệ thống VNBC.

Để giúp các thành viên VNBC trang bị máy ATM, ông Cường trao bản quyền tám phát minh của mình, không lấy một xu, cho một cựu đô đốc thủy sư của Hải quân Trung Quốc để họ chế tạo những chiếc máy ATM cho ngân hàng Việt Nam. Ông ra điều kiện nơi chế tạo không được bán máy qua công ty trung gian nhằm giảm giá thành cho ngân hàng ViệtNam, đồng thời phải hỗ trợ kỹ thuật miễn phí dài hạn. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao máy của Đông Á, SaigonBank khấu hao nhanh, chỉ 1,5-2 năm là hòa vốn. Sau đó, các ngân hàng bắt đầu thu lợi.

Phía trước là cạnh tranh

Nếu hỏi ông Cường về thế giới máy ATM, ông sẵn sàng bộc bạch hết những gì ông biết. Từ cấu tạo từng loại máy, đời mới, cũ, bộ phận đếm tiền chân không hay ma sát, sản xuất ở đâu, giá cả thế nào, phù hợp với mạng thanh toán nào... Khi ngân hàng đầu tư cho hệ thống thẻ, một trong những điểm cốt yếu là hệ thống đó phải nối mạng được với các mạng thanh toán quốc tế, để thẻ nội địa cũng xài được ở nước ngoài. “Đó là cách để các ngân hàng ViệtNamchuẩn bị cho cạnh tranh ngay từ giờ”, ông Cường nhấn mạnh. Vì như ở Mỹ, ở châu Âu và bây giờ là châu Á, các công ty cung cấp dịch vụ độc lập quốc tế đầu tư rất nhiều cho máy ATM. Họ tạo mạng lưới máy ATM cho khách hàng của ngân hàng sử dụng và họ thu phí. Những máy ATM này sẽ đáp ứng chuẩn mực mạng quốc tế, và thẻ của những ngân hàng nào kết nối được với mạng quốc tế, sẽ xài được ở những máy ATM đó. Những máy ATM chỉ cung ứng dịch vụ cho một loại thẻ của một ngân hàng sẽ không có cơ may cạnh tranh và tồn tại. Hiện nay các ngân hàng trong nước vẫn đang được bảo hộ tuyệt đối ở mảng ATM. Thế nhưng, áp lực chấm dứt bảo hộ đang ngày một mạnh và thời gian bảo hộ đang rút ngắn dần.

Ông Cường có thói quen nhâm nhi ly cà phê ở quán ven đường. Một lần, ông bảo ông vui kinh khủng khi thấy cô bán cà phê, vào cuối ngày, tất tả vuốt thẳng những đồng tiền, rồi chạy lại cái máy ATM để gửi tiền vào đó. Cô phân bua với người khách là ông, rằng cái máy tiện lợi quá, biết “ăn” tiền. Cô làm thế vừa tiết kiệm mỗi ngày một ít, vừa đỡ phải giữ tiền bên mình. Hôm sau, nếu cần tiền, cô ra rút lại. Ông Cường tự hỏi những người dân lao động, buôn thúng bán bưng như cô, liệu có bao giờ vào ngân hàng gửi 30.000- 50.000 đồng không nhỉ! Rồi phải ký giấy, mở sổ tiết kiệm, nhiều thủ tục lắm. Nhưng quan trọng hơn là cái không khí ngân hàng, với những ô tô chở tiền, những người thu nhập cao, giới tài chính, thương mại… có khiến cô bán cà phê ngại ngùng? Khi tất cả các cô bán cà phê biết xài ATM như cô bán cà phê của ông Cường, hẳn bộ mặt ngân hàng ViệtNamsẽ khác!

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn2/2/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.