Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 20/06/2021 20:56 (GMT+7)

Người làm báo cần ứng xử có trách nhiệm trên mạng xã hội

Người đứng đầu Facebook - ông Mark Zuckerberg đã từng nói rằng: “Chúng tôi tuy là công ty công nghệ nhưng cũng cảm thấy có trách nhiệm về việc người dùng sử dụng công nghệ ấy như thế nào” (câu nguyên bản: We build technology, and we feel responsible for how it’s used). Điều đó có nghĩa là, không còn quan điểm như trước đây, rằng các công ty “công nghệ” không chịu trách nhiệm về nội dung. Và thực tế cho thấy các mạng xã hội này càng ngày càng hoàn thiện những cơ chế kiểm soát nội dung. 
Trước sự việc này, bản thân người đứng đầu Facebook đã phải lên tiếng yêu cầu cần phải có thêm các giải pháp để kiểm soát, ngăn chặn các hành vi này trên mạng xã hội. Có nghĩa là từ cấp cao nhất của Facebook hay Google, họ cũng đều xác định nếu không làm nghiêm túc việc này, họ sẽ bị mất uy tín và phải chịu sức ép từ cộng đồng sử dụng mạng cũng như từ các chính phủ. 
Điều này cho thấy, cho dù ở bất cứ không gian nào, những thông tin xấu độc, bịa đặt luôn bị lên án. Không có điều tốt đẹp nào có thể xây được trên nền giả dối

Các cơ quan báo chí hiện nay đang “chạy đua’ thông tin trước sự phát triển của mạng xã hội

Xu hướng Chính phủ lên "Phây" tiếp dân
Chỉ có sự minh bạch tối đa mới chống được tin giả nhưng trong thời đại mà ai cũng có thể phát tin như ngày nay thì dẫu có minh bạch cỡ nào tin giả vẫn được lan truyền. 
Công tác quản lý nhà nước không thể chỉ coi việc gỡ bỏ, chặn những thông tin xấu độc là cách duy nhất để tạo sự đồng thuận xã hội, để giảm tác hại của khủng hoảng truyền thông trước một vấn đề cụ thể nào đó đang được xã hội quan tâm.
Các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, các đồng chí lãnh đạo các cấp dường như cũng đang có sự chuyển biến trong suy nghĩ khi tiếp cận và xử lý vấn đề đối thoại với xã hội trên môi trường mạng xã hội.
Quan sát trên mạng xã hội, dễ dàng nhận ra Chính phủ, nhiều cơ quan chính thống và cả các chính khách cũng đang sử dụng Facebook như một kênh thông tin. Có thể thấy, dường như các cơ quan quản lý đang có xu hướng hoà nhập cùng hoạt động của xã hội qua các kênh mạng xã hội. Từ đó, truyền thông xã hội đã thể hiện được lợi thế trở thành một phương thức kết nối giữa Chính phủ, chính khách với cộng đồng xã hội. Đây là 1 xu hướng tích cực.
Chỉ tính riêng Facebook, hiện nay Việt Nam có khoảng 60 triệu trang cá nhân, đó là 60 triệu cách sống, 60 triệu nhận thức, 60 triệu mô hình. Chúng ta phải có lựa chọn sẽ đọc cái gì, sẽ học theo ai.
Chúng ta phải thừa nhận đã có nhiều lúc thiếu trách nhiệm, như khi đọc một thông tin dù biết là không đúng nhưng lại không lên tiếng. Những việc không chuẩn, không tốt phát triển là vì chúng ta không ngăn ngừa một cách tích cực, chủ động. Vì thế, hữu khuynh cũng là môi trường dung dưỡng những cái không tốt. Cũng vì thế, nghiêm túc sẽ tạo ra môi trường mà người tốt dựa vào, người xấu không dám lộng hành. 
Xã hội mạng đang phát triển rất nhanh, rất phong phú, đa dạng và không thể ngăn cấm được. Vấn đề đặt ra là chúng ta chung sống với xã hội mạng và đảm bảo được cái tốt nhiều hơn, ngăn ngừa được cái xấu nhiều hơn là điều cần thiết cho thời đại mới, thời đại mà thông tin càng thông thoáng bao nhiêu thì càng giải phóng tư tưởng và định hướng tốt bấy nhiêu. 
Tôi nghĩ, đây gần như là cách duy nhất để Việt Nam phát triển văn minh, vừa đảm bảo được tự do thông tin, vừa ràng buộc được trách nhiệm của người viết, người nói khi động chạm tới những vấn đề liên quan đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Thực tế hiện nay, nhiều người làm báo đang thể hiện những thái độ khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau khi xuất hiện trên báo chí chính thống và trên mạng xã hội. Các nhà báo là đại diện của dân chủ trí tuệ, dân chủ đẳng cấp, dân chủ dẫn dắt. Vì vậy, báo chí là phải chuẩn để dẫn dắt xã hội. Và các phóng viên báo chí hoàn toàn có thể tham gia môi trường mạng, thậm chí phải tham gia nhiều hơn; nên coi đây là nơi thể hiện tốt nhất trách nhiệm của mình với xã hội, đưa thông tin, định hướng thông tin, dẫn dắt thông tin,.. nhằm tạo ra xu thế xã hội lành mạnh. Nhà báo được đào tạo cơ bản, có học, có nghề phải làm được điều đó. Với số lượng hơn 2 vạn phóng viên – nhà báo như hiện nay, nếu làm chuẩn mực, làm nghiêm túc sẽ tạo ra một áp lực xã hội rất tốt. Thái độ nghiêm túc sẽ tạo ra môi trường mà người tốt có thể dựa vào, người xấu không dám lộng hành. Vai trò của nhà nước, các cơ quan quản lý báo chí phải làm được điều đó. Quản lý là quản có lý, quản có lý chính là nguyên lý, là quy chế quyết định. 

Các trang mạng xã hội đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu

Người làm báo càng phải ứng xử có trách nhiệm trên mạng xã hội
Facebook hay mạng xã hội nói chung đều là những công cụ, những thành tựu công nghệ, nên sẽ rất dại dột nếu từ chối. Vì thế, chính nhà báo càng phải tham gia đón nhận một cách tích cực nhất, một cách nhanh nhạy nhất để trước tiên là phục vụ cho việc tác nghiệp của mình. Trên Facebook, một nhà báo vẫn có thể “hành nghề”, miễn là anh ứng xử một cách có trách nhiệm với cộng đồng mạng và ngay cả với cả bản thân mình. Còn nếu những thành tựu công nghệ tuyệt vời ấy bị sử dụng vào những mục đích xấu thì nó sẽ gây hậu quả cho toàn xã hội.
Nhà báo khác với tất cả những người đưa tin khác: Cần có trách nhiệm với thông tin mình đưa. Một nhà báo luôn xác định bản thân sẽ trung thành với sự thật, nhanh nhạy kịp thời, nhưng bao giờ cũng phải hình dung trước thông tin mình đưa ra sẽ mang lại lợi ích hay gây ra tác hại đối với xã hội. Cái này là lựa chọn của từng nhà báo, không ai có thể cấm đoán hay bắt buộc.
Hiện nay, mới nổi lên khuynh hướng làm báo theo kiểu bất chấp mọi giá, miễn là thành công, miễn là chương trình mình có rating cao, thậm chí có thể hi sinh cả đồng chí, đồng đội, hy sinh cả lý tưởng, hy sinh cả nội dung. Tôi nghĩ làm báo như thế là vô đạo đức. Có những việc ta biết chắc có thể mang lại rất nhiều tiền nhưng chúng ta vẫn không làm bởi một lý do duy nhất: Đạo đức. Vì lý do ấy, ta không thể bóp méo hình ảnh của đồng chí, đồng đội mình được, không thể bóp méo sự thật chỉ để tăng sự “ăn khách”.
Vấn đề chính cần phải làm rõ là nhà báo nên tham gia mạng xã hội như thế nào chứ không phải có nên tham gia mạng xã hội hay không. 
Xu hướng đáng lo ngại hiện nay là có nhiều phóng viên, nhà báo tham gia mạng xã hội nhưng quên mất mình không chỉ là một công dân bình thường mà còn là nhà báo, nên đã bộc lộ rất nhiều các quan điểm cá nhân trái ngược với quan điểm của cơ quan báo chí nơi họ làm việc. Khi lên mạng xã hội bằng những “status”, những bình luận “comments”, nhà báo có tác động nhất định thậm chí là khá lớn trong việc dẫn dắt cộng đồng mạng, dẫn dắt những nhà báo xung quanh mình. Từ đó mà có những vụ việc nhà báo gây ảnh hưởng đến những người bạn bè xung quanh một cách tiêu cực, đưa những quan điểm vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và những quy định nội bộ của toà soạn.
Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc nhà báo bị xử lý kỷ luật, bị thu hồi thẻ nhà báo. Gần đây nhất cũng có trường hợp nhiều nhà báo, sau khi phát ngôn trên mạng xã hội những quan điểm lệch lạc thì đã bị bị kỷ luật, bị đình chỉ chức vụ hoặc đã viết đơn xin thôi việc và nộp lại thẻ nhà báo… Đó là những trường hợp rất cụ thể và cũng rất đáng tiếc.
Rõ ràng, có một vấn đề mà các cơ quan quản lý, Hội Nhà Báo Việt Nam quan tâm là các hành vi, phát ngôn của các nhà báo trên mạng xã hội có vi phạm 10 nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam hay không, có vi phạm những quy định khác của pháp luật hay không, có vi phạm bản thân những quy định nội bộ của cơ quan báo chí hay không. Một bộ phận những người làm báo đang tham gia mạng xã hội hiện nay thường xuyên vi phạm những quy định trên và biết mình vi phạm mà vẫn làm. Họ làm vậy bởi họ cảm thấy mình có một dạng quyền lực khác trên mạng xã hội, có thể chỉ là cảm giác được nhiều “like” trong chốc lát, nhưng quyền lực đó, ảnh hưởng đó cũng có thể được quy ra những lợi ích vật chất rất cụ thể. Có nhiều nhà báo coi việc tham gia mạng xã hội là hoạt động chính và thậm chí là mang lại thu nhập chính.
Các cơ quan báo chí cần củng cố bộ quy tắc ứng xử, những quy định nội bộ liên quan tới việc phóng viên tham gia mạng xã hội, để các phóng viên, nhà báo không bao giờ quên được rằng khi tham gia mạng xã hội, họ có những giới hạn do đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ do cơ quan quy định.
Chúng ta ủng hộ và luôn tìm cách mở rộng quyền tự do ngôn luận của các nhà báo trong đời thường cũng như trên mạng xã hội. Nhưng tự do ngôn luận không thể bị nhầm lẫn với loạn ngôn, lộng ngôn. Chúng ta cần hiểu rằng sự tự do kết thúc khi chúng ta xúc phạm đến những người khác, khi chúng ta vi phạm vào những quy chế của cơ quan, khi chúng ta vi phạm những quy tắc, quy định đã thống nhất. Bởi những việc ấy vi phạm nguyên tắc đạo đức của một người bình thường chứ chưa nói đến nhà báo. Anh phải trung thực và nhất quán dù anh xuất hiện ở bất cứ chỗ nào. Anh không thể chỗ này một vai, chỗ kia một vai khác.
Trang facebook cá nhân dù có là riêng tư chăng nữa thì nó cũng đã mang tính xã hội. Chúng ta phải có trách nhiệm xuất hiện trên mạng xã hội một cách lịch sự như xuất hiện trong đời thường, trong công sở. Tôi nghĩ những điều đó rất dễ làm với những người tử tế, không có tà tâm, những người không chủ đích sử dụng truyền thông xã hội để tạo ảo giác về giá trị thật của mình.
Cách đây khoảng 25 năm, Cố Nhà báo lão thành Hữu Thọ có nói: “Trong làng báo dường như đang hình thành quyền lực đen. Họ có một ekip “đâm thuê chém mướn” hùn hạp vào với nhau, khen cùng khen, chê cùng chê”. Và cho đến hôm nay, thực tế đó không những không giảm mà có chiều hướng còn tăng. 

Một hội thảo tìm giải pháp cho các cơ quan báo chí trước thách thức phát triển của không gian mạng do Vusta tổ chức năm 2017


Trí tuệ, trách nhiệm và hướng thiện
Cần “Trí tuệ” vì đã là làm báo hẳn đều là người có học và Đảng giao cho anh hoạt động trên mặt trận tư tưởng nên làm bất cứ điều gì, anh đều phải suy nghĩ kỹ vì lợi ích của người dân, vì lợi ích của dân tộc, vì danh dự của chính mình. Vì thế, phản xạ trí tuệ là phản xạ nghề nghiệp cũng vừa là phản xạ chính trị -- điều không thể thiếu được.
Còn “Trách nhiệm”: Chính là trách nhiệm với dân, trách nhiệm với sự thật. Điều đó nhà báo rất cần.
Thứ ba, “hướng thiện” là anh viết tất cả mọi thông tin, kể cả phê phán cũng đều cần hướng thiện. Anh không nên vội kết tội mà phải nêu vấn đề và hướng dư luận. Tôi nghĩ điều này cũng rất quan trọng.
Nghiêm túc với nhau chính là đạo đức, dễ dãi với nhau mới là tội ác. Mà trong quản lý thì phải phân loại và phân loại để quản lý chính xác. Đương nhiên người tốt phải cho họ tự do, phải tin họ, những người chưa tốt lắm thì ta chú ý nhiều hơn; còn những người không tốt thì cần có cơ chế quản lý chặt chẽ.
Như vậy, chúng ta phải có bước đi hợp lý, kết hợp cả luật pháp, đạo đức và công cụ kỹ thuật, để những phóng viên - nhà báo là những người được dân tin, đều là những người được tín nhiệm, những người góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Đó cũng là trách nhiệm quản lý, sàng lọc hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thời nay, trong thời mạng xã hội và truyền thông kết nối, tác hại của những bài báo bóp méo sự thật, được viết ra bởi một người không có lương tâm làm báo chuẩn mực có sức tác động xã hội còn lớn hơn nhiều so với thời hơn 20 năm trước.
Không hiểu từ bao giờ, một bộ phận người làm báo Việt Nam nghĩ mình là một thế lực, mình là một cơ quan quyền lực; mình có quyền phán xét dựa vào cảm tính, dựa vào khả năng dẫn dắt công luận mà không cần đến bằng chứng. Họ dựa vào khả năng ngôn ngữ tốt hơn người bình thường một chút để ngụy biện, để đánh tráo khái niệm, để dùng hiệu ứng số đông, dựa vào những comment hoàn toàn cảm tính – mà trên mạng vẫn nói là “tay nhanh hơn não”.
Họ biện minh đó là đấu tranh cho sự thật nhưng trong những nội dung viết ra, người đọc không chỉ thấy sự cẩu thả trong tác nghiệp mà thấy cả cái “ác tâm” của người cầm bút nữa. Cái “ác tâm” là viết để gây hại – một trong những thứ lẽ ra phải cấm kỵ, chưa kể còn vi phạm vào những quyền nhân thân, quyền riêng tư, quyền hợp pháp của các cá nhân, tổ chức nữa.
Nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí cho rằng mạng xã hội đã giúp báo chí phát triển nhiều mặt, song cũng tạo ra môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt làm nảy sinh thách thức cho báo chí. Thách thức lớn nhất với làng báo nói chung là xu hướng hành xử dễ dãi và mượn công cụ mạng xã hội để khuyếch trương ảnh hưởng của cá nhân một số nhà báo, với toan tính trở thành một "quyền lực đen". Những bộ phận ấy đang làm cả làng báo mất dần chỗ đứng, mất dần uy tín trong lòng độc giả.
Chúng ta "kêu khóc" rằng mạng xã hội sẽ lấy đi tương lai của báo chí, lấy đi doanh thu của báo chí, nhưng chính chúng ta đang tiếp tay cho những cái xấu lộng hành bằng việc nghĩ báo chí phải giống hoàn toàn như mạng xã hội, phải "đánh đu" theo những cái nhất thời, những xu thế trên truyền thông xã hội để “câu like”. Chính cách làm báo như vậy  đang khiến báo chí trở thành tù nhân tự nguyện của mô hình kinh doanh mà các mạng xã hội đang đưa ra và đẩy nhanh chính mình đến chỗ tự đào thải.
Chúng ta không thể trách truyền thông xã hội được, bởi nó có lý do tồn tại riêng, tác động tích cực đến việc dân chủ hóa đời sống xã hội, làm cho mọi người kết nối nhiều hơn. Nhưng những tác hại của truyền thông xã hội một phần cũng do những người dùng đang góp phần làm tăng các hiệu ứng tiêu cực của nó lên. Họ không ý thức được trách nhiệm của mình trong việc định hướng xã hội hướng thiện. Xu hướng chung của xã hội là hướng thiện và xã hội sẽ đào thải những nhà báo, những tờ báo đi ngược lại xu hướng đó.
Báo chí sẽ chịu sự tác động mạnh của mạng xã hội và mạng xã hội là cơ hội cho báo chí khẳng định mình. Phong cách làm báo đứng đắn, nghiêm túc chính là yếu tố làm nên giá trị của báo chí chính thống mà cả xã hội cần, thế giới cần. Và đó không chỉ là câu 
Vai trò "gác cổng thông tin" của báo chí vẫn còn nguyên giá trị khi mạng xã hội như một "bể" thông tin mà vấn đề là chúng ta kiểm chứng những thông tin ấy như thế nào. Cũng trong sự tương tác qua lại ấy, chính mạng xã hội đã gián tiếp thúc đẩy một quy trình tác nghiệp mới cho những người làm báo. Làm thế nào để khai thác hiệu quả mạng xã hội trong tác nghiệp, để báo chí chính thống giữ được vị thế trước sự phát triển của truyền thông xã hội, để giữ được niềm tự hào với danh xưng “Nhà báo" là bài toán mà những người làm báo hiện đại, mỗi toà soạn phải đi tìm lời giải thoả đáng./.
Lê Hồng ( Vusta - 6/2021)

Xem Thêm

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang khắc phục hậu quả lũ lụt
Ngày 24/9, tại Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, do đồng chí Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang trao tiền và quà hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ lụt do cơn bão số 3 gây ra.
Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả trong công tác tài chính của Liên hiệp Hội Việt Nam
Ngày 19/9, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả trong công tác lập kế hoạch và quản lý tài chính của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Phó Chủ tịch Phạm Quang Thao và Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội thảo.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Trung ương lần thứ 12, khóa VIII
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Vusta tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương lần thứ 12 (khóa VIII) dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Vusta; đồng chí Phạm Ngọc Linh - Phó Chủ tịch Vusta; đồng chí Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký Vusta.
Tổ chức thành viên của Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN chúc mừng đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm
Nhân dịp đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 9/8, Hội đồng Kỹ thuật Phillippine đã gửi email chúc mừng. Nội dung thư viết “Tôi xin gửi lời chúc mừng đồng chí Tô Lâm nhân dịp Ngài được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. XIN CHÚC MỪNG”.
Vusta sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024
Ngày 31/7 tại Hà Nội, Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam (Vusta) tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng và Tổng thư ký Vusta Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội nghị.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.