Người khám phá ra virut viêm gan B
Cơ duyên của Baruch S.Blumberg
Khi mới 18 tuổi, Baruch đã gia nhập hải quân Mỹ, thời gian này, mối quan tâm chủ yếu của ông là về thực trạng biển. Tuy nhiên, một vài năm sau, ông rời bỏ quân đội nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi các cuộc hành trình trên biển với tư cách là thương gia. Kinh nghiệm đi biển đã chỉ ra cho Baruch một dấu ấn quan trọng, cũng có thể gọi là một kinh nghiệm xương máu trong việc giải quyết các vấn đề. Kinh nghiệm này đã theo Baruch trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học sau này của mình. Năm 1947, Baruch theo học Đại học Y khoa thuộc Đại học Columbia . Trong khoảng thời gian giữa năm thứ 3 và thứ 4, ông đi thực tập tại Moengo, một thị xã khai khoáng nằm biệt lập với bên ngoài, con đường duy nhất để đến đó là đi thuyền vượt sông. Đây là một cộng đồng dân cư hết sức hỗn tạp bao gồm cả người Hinđu, người Java, người Trung Quốc, Ấn Độ... Khi thâm nhập cuộc sống thực tế ở đây, Baruch làm việc trong một bệnh xá và tiến hành khảo sát sức khỏe cộng đồng, khảo sát đầu tiên là về sốt rét trong khu vực. Ông thật sự ngạc nhiên về sự biến đổi của người dân trong việc thích nghi với bệnh giun chỉ, tài liệu nghiên cứu đầu tiên của ông cũng là vấn đề này, một kinh nghiệm sâu sắc được ông trở lại trong nghiên cứu về biến thể lây truyền của bệnh tật. Những năm 1951-1953, khi Baruch là một bác sĩ thực tập nội trú và làm trợ lý tại Bệnh viện Bellevue ở New York, tại đây, ông đã chứng kiến sự quá tải của bệnh viện, sự kiệt sức của người bệnh vì các bệnh mạn tính và cho rằng: "Bất kỳ ai đã từng chứng kiến cảnh tượng các bệnh viện thành phố chật chội, một thế giới của những cảnh đời bất hạnh, một hy vọng bị phá vỡ bởi sự tàn sát của bệnh tật thì khó có thể quên rằng mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của y học là ngăn chặn và điều trị bệnh tật". Từ tâm niệm này, ông đã dành trọn đời mình nghiên cứu về cơ chế lây lan của bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là viêm gan B. Ông đã khám phá ra virut viêm gan B từ việc nghiên cứu sự truyền nhiễm đa dạng của các protein trong huyết thanh sữa và hemoglobin của cộng đồng người Fulamin và vật nuôi của họ. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn chỉ ra rằng, virut viêm gan B có thể đã được truyền qua những người hiến máu tình nguyện, có thể được truyền từ mẹ sang con khi người mẹ mang virut viêm gan. Và để đi đến mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn bệnh tật, ông đã phát minh ra vaccin dự phòng viêm gan và tìm ra một số thảo dược điều trị bệnh viêm gan.
Vaccin viêm gan đầu tiên ra đời như thế nào?
Năm 1969, Baruch cùng những người cộng tác của mình đã sáng chế ra vaccin viêm gan B bằng việc sử dụng các mẫu kháng thể bề mặt nhỏ lấy từ tế bào gan của người mang virut viêm gan B (HBV). Phát minh này của ông đã được thực hiện tại Trung Quốc năm 1977, nơi mà tỷ lệ người mắc bệnh ung thư gan phổ biến nhất trong các loại ung thư ở đất nước này.
Tuy nhiên, việc sản xuất ra vaccin để điều trị bệnh còn phải trải qua một giai đoạn khó khăn do không có một công ty dược phẩm nào chấp nhận sản xuất bởi họ cho rằng lợi nhuận thu được từ vaccin là không đáng kể. Đến tận ngày 7/8/1976, tức là khoảng 7 năm sau khi vaccin được sáng chế, Công ty Mirck N.company INC mới chấp nhận sản xuất loại vaccin này. Bước vô cùng quan trọng tiếp theo là tiến hành thử nghiệm vaccin trong những trường hợp khác nhau. Nghiên cứu của TS. Szumness đã chỉ ra rằng vaccin có hiệu quả cao với tỷ lệ được bảo vệ hơn 90% và nó không hề có tác dụng phụ. Việc sử dụng vaccin đã tăng nhanh chóng. Vào thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ, trên 1 tỷ người đã được cấp phát thuốc và tháng 5/2003, 151 nước (chiếm 79% nước thành viên của WTO) đã có chương trình tiêm chủng quốc gia và hiện nay nó là một trong những loại vaccin được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới.
Phần lớn những người mang virut viêm gan B và các trường hợp nhiễm bệnh đã giảm một cách nhanh chóng. Trong một cuộc nghiên cứu tại Trung Quốc, phần lớn người mang virut viêm gan Ba đã giảm từ 16,3% (trước khi tiêm) xuống còn 1,4% sau khi chương trình tiêm chủng được thực hiện vài năm. Trong một cuộc nghiên cứu được tiến hành tại Đài Loan, tỷ lệ người mắc ung thư gan đã giảm 2/3 sau khi chương trình tiêm chủng được thực hiện chỉ trong vòng một thập kỷ. Vaccin viêm gan B là loại vaccin ung thư đầu tiên, đó là loại vaccin có thể ngăn chặn ung thư. Việc tiêm chủng vaccin viêm gan B được ưu tiên thứ hai sau chiến dịch ngăn chặn hút thuốc lá giống như một chương trình ngăn chặn ung thư. Sự thành công to lớn của chương trình đã làm tăng lên những hy vọng các tác nhân ung thư khác từ bệnh ung thư có thể được ngăn chặn.
Sáng chế của Baruch đã đem đến sự sống và niềm hy vọng cho hàng triệu người trên thế giới, không chỉ bó hẹp là những người mang virut viêm gan B mà còn là những người không may mắc các bệnh ung thư khác, vì hy vọng một vaccin phòng ung thư là hoàn toàn có thể thực hiện được. Những khám phá của ông là những đóng góp to lớn cho nhân loại trong việc khống chế và loại trừ một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào bậc nhất trên thế giới.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống, chủ nhật, 4/3/07