Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/03/2008 15:49 (GMT+7)

Người đưa trinh nữ hoàng cung "lên ngai"

Thành công này được Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước thẩm định, ghi nhận là một trong những thành tựu lớn của nền y học Việt Nam . Bởi đến nay trên toàn thế giới, chỉ có 3 loại thuốc bằng thảo dược chữa được căn bệnh này.

Ngày 25/12/2007, bà là cá nhân duy nhất nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2007. Đây là giải thưởng dành cho những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, y khoa. Ban đầu quỹ giải thưởng chỉ có ở Việt Nam, sau đó được phát triển sang Nicaragoa, En Xanvađo, Pêru, và Nam Phi.

Trước đó hơn 2 năm, ngày 18/8/2005, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố quyết định về việc cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho công trình “Thuốc chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt bào chế từ các alcaloid được chiết xuất từ lá cây trinh nữ hoàng cung Việt Nam ( crinumlatifolium L.) và phương pháp bào chế” của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Tuy vậy, với bà Trâm, niềm vui lớn nhất không phải trên bục vinh quang, mà là những ngày xa gia đình nghiên cứu giữa xứ sở hoa hồng về loài cây trinh nữ hoàng cung.

15 năm gian nan từ một lời hứa

Trong những lần giãi bày với giới trẻ, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm vẫn chia sẻ lời dạy của cha mình, GS.TSKH, anh hùng lao động Nguyễn Văn Trương. Ngay khi cô bé Trâm lên bốn, lên năm ông đã thường xuyên kể chuyện về những tấm gương nhà khoa học. Khi cô lớn lên, ở tuổi đã biết suy nghĩ, ông thường nhắc khéo: “Cây cỏ Việt Nam có ích nhiều, có thể làm thuốc mà sao vẫn nhiều loại mình phải dùng thuốc Tây”?

Người cha ấy một mình nuôi con với mong muốn con mình sẽ trở thành dược sĩ, làm nghiên cứu khoa học từ ngày cô bé Trâm còn nhỏ xíu. Ông khéo léo gián tiếp định hướng cho cô vào nghề như thế.

Tấm gương người cha luôn say mê nghiên cứu khoa học cùng những “hạt giống tâm hồn" ông gieo từ trong trí óc non nớt dần trưởng thành. Nó là động lực giúp bà vững bước trên con đường nghiên cứu khoa học nhiều chông gai, nhiều đánh đổi với người phụ nữ.

“Những đêm miền Bắc rét căm căm, mải đọc sách tới gần sáng, ngoảnh lại thấy con gái chưa đầy 5 tuổi giật mình kêu “sao mẹ không ngủ?”; những ngày công tác ở miền Nam, trở về Bắc, thấy chồng tay bế tay bồng hai cô con gái đứng đón từ xa. Khi đi qua Bungari làm nghiên cứu sinh, con gái gái bé 6 tuổi khóc vì sợ xa mẹ, con gái lớn 8 tuổi nước mắt lã chã nhưng vẫn bản lĩnh dặn “em đừng khóc, em khóc mẹ sẽ không yên tâm học, ông sẽ mắng, sẽ buồn”…

Trong hoàn cảnh như thế, nước mắt chảy ngược hết vào trong. Những lời kể quay ngược về quá khứ. Hỏi bà, có lúc nào bị những giây phút ấy mềm lòng? “Không, vì mình đã có một con đường, và một quyết tâm đã đi thì phải đến cùng”.

Những ngày ở Bulgaria , bà làm nghiên cứu ngày đêm, giấc ngủ hầu như bị co lại tới tối thiểu. Bữa ăn, chỉ dám ăn suất cơm của sinh viên để tiết kiệm tiền mua sách vở nghiên cứu. Nhiều khi, nỗi nhớ nhà, nhớ con chưa kịp ùa đến bà đã vội vã gạt đi.

Mạnh mẽ thế, nhưng những cánh thư hằng tháng giữa Việt Nam -Bungari còn nguyên nét mực trẻ thơ mà bà trân trọng giữ gìn, những phút rảnh rỗi hiếm hoi ngồi nghĩ xem chồng con ở nhà đang làm gì, và ước mong rất đỗi tự nhiên, hồi đó mà có “điện thoại, email thoải mái như bây giờ”… cũng phần nào nói lên những dung dị, nhạy cảm trong người phụ nữ làm khoa học.

Bà trở về nước khi kiến thức và thực tiễn đã “hòm hòm”. Quyết tâm đi đến cùng, bà bán cả đất đai, nhà cửa và dành trọn hàng chục nghìn đô-la tiền thưởng trong một đề tài nghiên cứu khoa học tại Bungari để mua cây giống và bà miệt mài ươm trồng thử nghiệm trinh nữ hoàng cung.

Chấp nhận đi lại những bước đầu tiên

Gian nan ấy kéo dài gần 15 năm. Đáp lại thành quả từ những nhọc nhằn ở Bungaria khi về Việt Nam của bà là ý kiến phản đối của nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành. Họ cho rằng, “cây trinh nữ hoàng cung mà chữa được u xơ cổ tử cung hoạ có là thuốc tiên”.

Không một chút đuối lòng, bà vẫn tin ở chính mình. Điều quan trọng nhất, bà xác định mình đang làm đúng, bà tin kết quả chắc chắn sẽ không phụ lòng mình và bà đã duy trì lòng tin để có thể vượt khó, để đủ sức đi tới đích.

Ngày ấy, Crila (viên nang chiết xuất từ lá cây trinh nữ hoàng cung) đã được thử nghiệm lâm sàng ở Bulgaria, và cho kết quả tốt, nhưng xác định điều kiện Việt Nam khác Bungaria, khi về nước, bà chấp nhận làm lại tất cả.

Bà không nản lòng trước những ý kiến phản đối. Lại lang thang khắp mọi vùng quê, bằng cả nhiệt thành bà chứng minh từ lý thuyết, cơ sở khoa học đến thực nghiệm lâm sàng ở Việt Nam .

TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm với cuốn sách chắt chiu từ những bữa cơm sinh viên.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm với cuốn sách chắt chiu từ những bữa cơm sinh viên.
Cuối cùng, TS. Trâm đã thuyết phục được các nhà khoa học, các y bác sĩ điều trị về tác dụng của Crila.

Với bà, chấp nhận những khó khăn phản biện khoa học như một điều tất yếu. Chỉ riêng quá trình khẳng định chính mình này đã mất 5 năm, chỉ để thuyết phục được các nhà khoa học đồng ý cho đưa Crila vào thử nghiệm trên bệnh nhân tại một số bệnh viện.

Sau 15 năm miệt mài, âm thầm nghiên cứu trên đất Bun và về cả Việt Nam , TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã thành công với viên nang Crila - sản phẩm thuốc 100% chiết xuất từ lá cây trinh nữ hoàng cung. Crila có khả năng chữa trị căn bệnh u xơ tử cung phì đại tuyến tiền liệt. Ngày 21/7/2005, Cục Quản lý Dược Việt Namđã chính thức cấp phép cho Crila lưu hành tại Việt Nam .

Khi nhận xét về đề tài "Đánh giá hiệu quả và khả năng chấp nhận thuốc Crila trong điều trị bệnh u xơ tử cung", Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ (Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ nghiệm thu chính thức kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp bộ) đã nhận xét: "Đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay vì u xơ tử cung là bệnh hay gặp. Kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra phác đồ điều trị an toàn từ nguồn dược liệu trong nước. Phương pháp nghiên cứu của đề tài đảm bảo tính khoa học, khách quan, kết quả đáng tin cậy. Về sản phẩm, viên thuốc đồng nhất, đảm bảo tiêu chuẩn. Về giá thành: đợt điều trị rẻ hơn so với thuốc ngoại nhập...". 

TS Trâm không nghĩ nhiều tới vinh quang. Niềm vui lớn nhất của bà là việc đưa được cây cỏ Việt Nam vào bào chế thuốc có ích cho người dân, tiết kiệm được phần nào chi phí thuốc thang như người cha từng mong muốn. Bà bảo, đó mới là điều ý nghĩa nhất.

Cháy bỏng đam mê

Ở tuổi xấp xỉ 60, trong bà vẫn cháy bỏng niềm say mê với các công trình nghiên cứu điều chế thuốc từ nguồn dược liệu trong nước. 

Hiện bà vẫn tiếp tục theo bóng trinh nữ hoàng cung. Bà nghiên cứu thêm để Crila hỗ trợ chữa trị ung thư và phối hợp trinh nữ hoàng cung với một vài loại cây thuốc Nam khác, hỗ trợ trong việc điều trị cho bệnh nhân AIDS.

Bà bảo, đi về phía dốc cuộc đời rồi, đam mê thì nhiều, nhưng tuổi tác và sức khỏe không cho phép "hết sức" với khoa học như trước đây nữa. Bây giờ bà luôn nghĩ cách để kéo dài hơn con đường đến đích trọn vẹn, khi không còn sức nữa cũng chỉ mong bàn giao cho các nhà khoa học trẻ tiếp nối.

"Cuộc đời cho mình nhiều hạnh phúc rồi, hạnh phúc có một người cha mẫu mực dẫn đường, có chồng hiểu và sẻ chia cảm thông mới đi được cùng khoa học. Và nhờ đó, mới có hạnh phúc và có ích cho đời, cho người được...".

Đó cũng chính là nguồn nhựa sống để bà bền bỉ đi suốt con đường khoa học đầy chông gai, và thử thách.


Nguồn: vietnamnet.vn

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.