Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/02/2005 21:16 (GMT+7)

Người “đốt” nhà tìm chất... chống cháy

“Thắng rồi!!!”

Ông lấy bức tranh, tấm gỗ và mảnh giấy tẩm dịch chống cháy đặt lên bàn. Tưới xăng. Châm lửa. Lửa phừng phực liếm hết hơi xăng. Tắt ngấm. Chỉ còn lại vết than đen mỏng. Chúng đều được tẩm hoặc quétchất chống cháy.

Đêm Noen năm 2002. “Thắng rồi!” - ông kêu òa với Dũng, anh chàng tình nguyện làm tiểu đồng khi vớ được chất chống cháy. Ông sấy sơn men ở nhiệt độ cao. Sơn xùi lên thành xốp. Dí vào lửa, xốp chỉ námđen. Không cháy, không chảy. Nhưng ông thì chảy nước mắt.

Nguyễn Văn Thanh mất gần mười năm vật mình với sơn men để có món quà “Chúa ban tặng” này. Người ta cần sơn làm giả men gốm sứ. Họ nói chỉ nước ngoài làm được, nước ta thì chịu. Nhưng giá nước ngoàimắc quá. Thế là ông cứ hì hụi với hàng trăm phản ứng từ dầu mỏ. Hai căn nhà, một ở Trảng Bom (Đồng Nai), một ở Q.4 lần lượt tan theo sơn hỏng. Những chủng chẳng trong quan hệ vợ chồng cũng từđây.

Năm 1997, họ chia tay nhau. Bạn bè nói, ông bị thần kinh, “ngâm cứu” kiểu du kích thế khác nào húc vào tường. Nhưng ông chỉ cười. Cái cười man man, tưng tửng. Sơn ra đời, được sơn lên đồ gốm sứ. Ngaycả chuyên gia cũng nhầm đây là men. Mà giá lại rẻ. Nhờ sơn này mà tranh gốm hồi sinh.

Khi tìm ra xốp chống cháy, ông đang trọ trong căn phòng 6m2 thuộc tầng hai một quán cà phê ở Q.12. Ông "láu cá" đặt quạt điện thốc khói thí nghiệm ra ngoài cửa sổ. Nhờ thế, bà chủ không nhìn ra nguycơ cháy nổ. Không càu nhàu nửa câu. Từ đó, việc nghiên cứu cứ bon bon.

Ông tiếp tục “mò” ra keo, sơn chống cháy. Loại sơn ăn vào vật thể chắc hơn sơn tĩnh điện, búa đập không bong. Công ty bảo vệ thực vật An Giang cho mượn một căn phòng bên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) cùng số tiền 20 triệu đồng. Tại căn phòng này, ông tìm ra dịch chống cháy. Thế là có thể làm cả một căn nhà không cháy. Thỏa cơn ám ảnh từ vụ cháy ITC năm 2002.

Điều đáng lưu ý là những sơn, dịch này không làm hại môi trường. Có lần ông đổ dịch, đổ sơn vào một đống cỏ. Tuần sau, ông bới cỏ. Gián, kiến... bò lổm ngổm. Côn trùng không chết thì người chẳng sao.Ván ép, ván gỗ, xốp cách âm, cách nhiệt cũng thế. Ngoài làm bằng gỗ, chúng được làm từ vỏ trấu, bụi xơ dừa - những thứ gây ô nhiễm môi trường. Khi bị thải, chúng phân hủy nhanh. Ván ép mà xuất khẩu,thì vỏ trấu lợi gấp ba gạo.

Ông "đẻ" phát minh như gà "đẻ" trứng. Có người nhận xét vậy. Nhưng để được thế, ông phải đánh đổi mười năm trời. Những phản ứng của mười năm đó, ông nhớ như in. Nhờ thế tránh được vết xe đổ. Nghiệpnghiên cứu với ông như người đàn bà đỏng đảnh. ỡm ờ. Lạnh lùng. Đến khi người ta chán ngấy, chực ngoảnh mặt, thì ùa vào, bù đắp dập dồn những năm tháng làm bộ, làm tịch.

"Của Việt Nam đấy!"

“Thân ròm là cha mẹ cho/Cái tính ba trợn là do ông trời”. Vừa đọc mấy câu thơ tự thuật, ông vừa vuốt mái đầu rêu phong như một thi sĩ đường phố.

Sinh năm 1949, quê gốc Nam Định. Cách đây hơn bốn chục năm, cậu học sinh Nguyễn Văn Thanh khiến cả trường nhốn nháo. Cậu xui bạn góp que diêm, cạy thuốc, dồn vào ống nhôm. Đốt. Cái ống phụt lên nhưtên lửa, suýt rơi trúng dãy lớp học lợp tranh.

Máu khoa học có từ ngày đó. Chẳng vậy mà khi học hết lớp 5, bỏ học, lang thang đất Hải Phòng, cậu vẫn cạy cục xin sách toán, lý, hóa cũ về đọc. Cậu nghiền nhanh. Tìm ra những cách giải tắt, giải kiểudu kích. Nhớ dai. Lì lợm. Có lần nhóm bạn đố nhau úp tay lên ngọn đèn hoa kỳ đến khi lửa tắt. Tất cả chịu, mình cậu làm được. Vì cậu biết, gắng qua cơn rát thì đèn sẽ tắt. Cậu có năm, bảy nghề. Cắtkính, chụp ảnh, buôn vặt... Cậu lang bạt kỳ hồ.

Sau 1975, Nguyễn Văn Thanh đưa vợ vào Nam sinh sống. Ông giao du với nhiều doanh nghiệp. Gặp chỗ nào bí về công nghệ, ông nhảy vào. Toàn giải quyết kiểu du kích. Vừa có tiền, vừa thêm bạn. Có lầnngười ta không tiện nổi thanh cắt mì sợi cho đều. Ông nhận làm. Rụi hàng trăm long đen vào thanh sắt. Lấy ốc chốt hai đầu. Tiện phẳng ốc để không ai nhận ra. Thế là có thanh cắt răng cưa đều tăm tắp,nhìn như tiện.

Lần khác, ông chế mũ cối không kém mũ Trung Quốc. Nhìn công nhân vỗ từng lớp giấy vào khuôn, làm cho mũ vừa dày vừa dễ gãy mà ngứa mắt. Ông nghiệm ra rằng, một tờ bìa dễ rách hơn hai tờ giấy mỏngchập lại. Liền tạo mũ từ nhiều lớp giấy mỏng ép chặt nhau, thay vì vỗ một lớp giấy dày. Ai cũng tưởng mũ Trung Quốc.
Lại có lần, bí tiền. Ông pha chế xà bông. Không hiểu bằng cách nào đó mà lại ra loại xà bông y chang của Liên Xô. Mừng quá, mang ra chợ bán cả thùng. Giá rẻ nên bán chạy. Gặp anh bạn, ông đố bạn đoánra ai sản xuất. Anh bạn nói: “Cái này chỉ Liên Xô làm được”. Ông bực mình kêu toáng: "Của Việt Nam đấy!". Suýt bị công an kinh tế tóm vì nghi làm hàng giả.

Cái bệnh “chỉ Liên Xô làm được” đã khiến thoạt đầu người ta không tin sản phẩm của ông. Ngay với những chất chống cháy này, nghe kháo nhau, nhiều người coi đó là kỹ nghệ lăng-xê. Cách đây không lâu,Cục Cảnh sát PCCC mới chứng nhận tác dụng chống cháy cho từng sản phẩm. Ông được mời dự Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam 2003.

Nhưng chưa thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ vì không có tiền. Số máy 0913661202 của ông nhiều lần đón cuộc gọi từ nước ngoài. Nhiều người muốn mua công nghệ với giá hàng chục triệu đô-la. Nhưng ôngtừ chối. Và chờ đợi.

Chỉ nghèo chứ không đói

Bữa nào ông cũng có một, hai chai bia. Ngay cả khi “đói” nhất. Ông bảo số ông chỉ nghèo chứ không đói. Cái vẻ man man, tưng tửng luôn khiến người tốt đến với ông. Căn phòng chật hẹp này vẫn đủ chomột nhóm giúp ông.

Ông chỉ mong dự án sớm được đầu tư. Có tiền, ông sẽ mua mảnh đất rộng xây cho mỗi người một căn nhà. ở quây quần. Không cho ai bán. Còn tiền, ông làm từ thiện và đi du lịch. Đến nước nào, khi ngườita hỏi về chất chống cháy, ông đều sẽ nói: "Của Việt Nam đấy!".

Nguồn: www.tintucvietnam.com 03/08/04

Tấm xốp chỉ nám đen sau khi đốt
Tấm xốp chỉ nám đen sau khi đốt

Xem Thêm

TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.