Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 08/08/2005 13:48 (GMT+7)

Người đọc tuổi cổ nhân

Những ai đã từng tiếp xúc với ông hẳn không thể quên được khuôn mặt cởi mở, nụ cười thân thiện. Ông tâm sự: Bố tôi luôn dạy cho chúng tôi một điều là phải biết mình đang đứng ở vị trí nào. Nhìn lên không hề tự ti, nhìn xuống thì không kiêu ngạo. Tôi quan niệm rằng mỗi người được xã hội phân công một chuyên môn. Tôi giỏi chuyện nghiên cứu Cổ nhân, nhưng bác thợ mộc lại giỏi về nghề mộc. Vì thế mà không thể tự cao xem thường những người khác được" . Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường là con trai thứ tư của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân.

Chúng tôi gặp ông trong căn phòng nhỏ phía sau Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà. Trên chiếc bàn làm việc của là những mảnh xương của mộ chum khai quật ở xã Hoà Diêm, Cam Thành Đông, huyện Cam Ranh, Khánh Hoà cách đây 3 năm. Tiến sĩ đang nối lại những mảnh xương của cổ nhân. Vào những ngày đầu tháng 5/2005, ông đã hoàn thành việc khai quậtmộ cổ ở vườn đào Nhật TânHà Nội. Còn trước đó hơn một tháng, ông đến Nha Trang để khai quật ngôi mộ cổ trước ga Nha Trang. Dù đã bước vào tuổi 64, nhưng cho đến nay, cuộc sống của Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường vẫn luôn gắn liền với những bộ xương có cả vài trăm năm hoặc ngàn năm như thế. Ông hiện là chuyên gia hàng đầu về Cổ nhân học của Việt Nam. Bên cạnh cái danh vị ấy, chắc ít ai biết rằng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường đã từng là một nhạc sĩ.

Ngay từ thuở nhỏ, ông rất mê vẽ và vẽ rất đẹp, đến năm 1960 thì ông lại có năng khiếu phát triển về âm nhạc. Ông nói: Trong thời gian sáng tác âm nhạc, tôi cũng có một kỷ niệm rất vui. Đó là vào năm 1967-1968, tôi đã viết một bài hát có tựa là "Viva Cuba, Viva Việt Nam".Bài hát này đã được chọn là 1 trong 2 bài hát về Cuba của Việt Nam và được ca sĩ Ái Vân trình bày trong đêm khai mạc Festival La Habana" . Nhưng rồi ông lại không đi hết cuộc chơi ấy, dù giờ đây, khi nói chuyện với tôi, trong ông vẫn đầy hứng khởi cuả những giai điệu.

Nói Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường theo nghề khảo cổ, lại chuyên đoán tuổi những bộ xương khai quật là duyên nợ hoàn toàn không sai. Bởi ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Sinh với đề tài: "Phương pháp nuôi cá mè" (năm 1964). Nhưng sau khi ra trường, vì ông học về động vật có xương sống nên được đưa qua làm… khảo cổ.

Ông nói, khi qua khảo cổ, ông phải tự mày mò học để có kiến thức về lĩnh vực mình chưa qua trường lớp. Nhưng càng đi sâu vào lĩnh vực này, niềm đam mê khôi phục quá khứ của ông càng mạnh mẽ. Năm 1980 ông là người Việt Nam đầu tiên qua CHLB Đức học phục chế bộ xương sọ. Năm 1988-1991, ông lại được qua Viện Hàn lâm Nga để tiếp tục bổ sung thêm các kiến thức về Cổ nhân học. Ông làm Luận án tiến sĩ với đề tài: "Đặc điểm nhân chủng cư dân văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam”. Rồi từ đó, cùng với vốn liếng ngoại ngữ khá đa dạng Trung Quốc, Nga, Đức và Anh, bước chân ông đã đến 10 nước dự các hội thảo nghiên cứu. Năm 1991 trong Hội nghị khảo cổ ở Nhật, ông là người Việt Nam duy nhất tham dự.

Trong quá trình khai quật, đọc tuổi người xưa từ những bộ xương, đôi khi không còn nguyên vẹn, đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm. Đó là năm 1966, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang diễn ra, ông được phân vào Thanh Hoá để khai quật di chỉ Thiếu Dương. Thời bấy giờ, phương tiện đi lại rất khó khăn, các nhà khảo cổ phải tự thân vận động là chính. Trong đợt khai quật đó có rất nhiều bộ xương người lộ ra, ông được chỉ đạo phải đem một bộ xương về Hà Nội để trưng bày. Ông cùng một cán bộ huyện đem bộ xương về bằng tàu hoả. Nhưng khi tàu sắp qua cầu Thanh Hoá thì bị bom Mỹ đánh sập cầu. Chỉ một tích tắc là ông đã bị trúng bom. Trên xe lửa chật kín người, ông và anh cán bộ ôm khư khư bộ xương, lại đứng cạnh toa-lét với đầy hàng hoá bao quanh. Cuối cùng, ông cũng đem được bộ xương nguyên vẹn về tới Hà Nội.

Từ chuyến đi đầu tiên vào năm 1966 đó, ông đã có cả trăm chuyến đi khác đến nhiều nơi trong gần 40 năm trời làm nghề khảo cổ. Những buồn vui trong nghề luôn tràn đầy cảm xúc với ông. Đó là khi ông gặp được những bộ xương còn nguyên cả bộ sọ hoàn chỉnh tại khu mộ táng tại Hạ Long, ông đã vui mừng không sao kể xiết. Ông nói: " Đây là những di cốt mà tôi đã phải mất 40 năm liền tìm kiếm mới phát hiện được. Đây là di chỉ đầu tiên tìm thấy nhiều di cốt người từ thời "văn hóa Hạ Long" sau khi tôi đã đi tìm ở hơn 30 di chỉ có dấu tích nền văn hóa này. Di cốt người đồ đá mới ở Áng Giữa (Hải Phòng), rồi Bái Tử Long và Cái Bèo. Nhưng những di cốt tìm được ở những điểm này chỉ có hàm chứ không đủ sọ để dựng "chân dung". Còn ở Hạ Long thì có cả mấy chục bộ xương cùng những hộp sọ còn khá nguyên vẹn".

Chuyện phục hồi tượng hai thiền sưVũ Khắc Minhvà Vũ Khắc Trường tại Chùa Đậu, Hà Tây cũng là một phần trong câu chuyện cuả Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường. Năm 1983, ông và đồng nghiệp đã đem hai pho tượng trên về Bệnh viện Bạch Mai chụp X quang. Từ đó nghiên cứu chất liệu kết dính để giữ được pho tượng cuả thiền sư Vũ Khắc Trường nguyên vẹn xác trải qua 300 năm, cũng như phát hiện ra sự hư hỏng và đã được ráp nối không đúng của tượng thiền sư Vũ Khắc Trường. Tháng 8/2004, lễ khởi công tu bổ hai pho tượng ở Chuà Đậu đã được tiến hành. Riêng vụ khai quật mộ cổ ở Nhật Tân, Hà Nội, vào đầu tháng 5/2005, ông đã phải "trả lời chất vấn” với người dân địa phương vì chuyện đem chôn xác người vừa được khai quật. Hôm đó, người dân kéo đến UBND phường Nhật Tân đông đến nỗi không còn chỗ, thế là ông phải chuyển địa điểm đến một ngôi trường gần đó.

Thăm nơi ông làm việc ở Viện Khảo cổ, người ta có thể phần nào cảm nhận sự say nghề của ông. Trên tấm danh thiếp mang tên Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường in hình một chiếc sọ người, trong phòng làm việc của ông ở Viện Khảo cổ thì toàn…xương cổ nhân. Bên cạnh tủ, phía trên là một bộ xương treo lủng lẳng và những chiếc hộp cũng đựng toàn xương. Ông tạo cho mình một bộ đồ nghề đặc biệt để khám phá và nối gắn các loại xương: những chiếc dao, dùi nhỏ, bàn chải phủi bụi và cây viết lông ghi ký hiệu. Ông có thể ngồi liên tục hàng giờ bên những bộ xương người trong suốt 40 năm qua. Theo quy định, thì các nhà nghiên cứu sẽ nghỉ hưu ở tuổi 65, nhưng với nhà Cổ nhân học Nguyễn Lân Cường, khám phá những điều bí ẩn từ cổ nhân có lẽ là công việc ông sẽ làm cho đến cuối đời.
                                                        Nguồn: vnn.vn  25/7/2005

Xem Thêm

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).