Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 10/11/2005 14:53 (GMT+7)

Người đem công nghệ nano của Việt Nam đi giới thiệu tại Mỹ

“Nghiên cứu khoa học ở quê hương mình vẫn tốt hơn”


Là một nhà khoa học đã thành công tại Mỹ với nhiều phát minh khoa học tầm cỡ thế giới, được nhiều cơ quan nghiên cứu lớn mời làm việc với mức lương rất cao, nhưng TS. Nguyễn Chánh Khê vẫn quyết định trở về quê hương. Ông nói: “Khi tôi thực hiện những dự án, những công nghệ mới tại Mỹ, tự nhiên cảm thấy tại sao mình không đóng góp một phần nào trí tuệ đó cho đất nước?”Bức xúc này lại tăng thêm khi việc chuyển giao công nghệ do ông thực hiện về cho các đơn vị trong nước không thành công . “Do con người hay do thiếu thiết bị, điều kiện làm việc? Tôi muốn về nước để thử thách năng lực của mình, đối với một nơi còn khó khăn như Việt Nam ta thì có làm được những dự án khoa học lớn không?”ông đã tự hỏi mình như vậy. Ông cho rằng sống và làm việc với dân tộc mình thì vui vẻ, tình cảm hơn so với ở nước ngoài, đặc biệt, khi gần gũi với quê hương, Tổ quốc mới thấy được nhu cầu thiết thực của đất nước từ đó có hướng nghiên cứu đáp ứng thích hợp.


Sau một thời gian trở về nước, ông Khê còn mời được thêm một số chuyên gia cùng mình về đóng góp trí tuệ cho đất nước. Ban đầu một số người còn ngần ngại, ông kể: “Họ xem tôi sống và làm việc ở Việt Nam như thế nào? Có làm việc tốt hơn ở nước ngoài hay không? Qua 3 năm, họ thấy tôi sống và làm việc rất thoải mái, thậm chí tốt hơn và thành công hơn điều họ nghĩ. Tôi có cuộc sống ổn định về tài chính, ổn định về tinh thần, và đặc biệt là tôi lại có những phát minh mới không khác gì những phát minh tôi đã làm ở nước ngoài, mà lại trong những điều kiện máy móc thiết bị rất thô sơ. Nhìn cuốc sống của tôi, họ cảm thấy rất yên tâm và chấp thuận, ai cũng thích làm việc trong nước, đó là quê hương của mình, cực chẳng đã thì mới đi ra nước ngoài, nếu có điều kiện về trong nước thì tội gì mà không về?”.Ông nói rất tình cảm: “Người Việt Namthì phải về Việt Nam để ăn canh cua, mắm tôm, sống trong nền văn hoá của mình và làm ra những công nghệ ngang ngửa thế giới. Nghiên cứu khoa học ở quê hương mình vẫn tốt hơn”.


Đem công nghệ cao của Việt Nam đi chào hàng ở Mỹ


Từ trước đến nay chúng ta đã quen nghe “tiếp thu công nghệ mới từ nước ngoài về Việt Nam” chứ chưa nghe “đưa công nghệ cao của Việt Nam ra nước ngoài”. TS. Nguyễn Chánh Khê đã làm được điều này. Tại hội nghị khoa học Digital Fabrication 2005, ông đã giới thiệu với các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ về cách chế tạo than nano lỏng giá rẻ và ứng dụng của công nghệ nano vào việc chế tạo vi mạch. Nhiều nhà khoa học Mỹ rất ngạc nhiên và đã liên hệ với ông để tìm hiểu công nghệ này.


Tại sao lại chọn công nghệ nano làm hướng nghiên cứu cho mình? Ông Khê cho biết: “Đây là công nghệ mới trên thế giới, đối với nhiều nhà khoa học, người ta vẫn chưa biết đầu tư hướng nào cho đúng, bởi vậy nó vẫn còn nhiều lỗ hổng để chúng ta chiếm lĩnh, trong khi các công nghệ khác đã bị bão hoà, có nghĩa là các sở hữu trí tuệ đã bị chiếm lĩnh gần hết. Vì công nghệ nano mới, nên sự cạnh tranh là sự sáng tạo, nếu có sự sáng tạo và những ý tưởng đột phá thì chúng ta vẫn có thể đăng ký sở hữu trí tuệ cho những phát minh mới”.Ông cho biết rất thích than nano của thế giới, đó là loại ống than nano, nhưng phương pháp chế tạo rất đắt tiền, thiết bị cũng rất đắt. Ông tự hỏi: “Với điều kiện khó khăn của Việt Nam , không có các thiết bị đắt tiền thì làm sao? Nếu chúng ta muốn cạnh tranh với nước ngoài thì phải dùng ý tưởng khác chứ không lặp lại ý tưởng của họ”.Ông Khê sử dụng một phòng thí nghiệm rất đơn sơ của đại học Bách Khoa TP.HCM để chế tạo ra than nano lỏng. Thành công đến với ông. Tuy nhiên, chỉ làm như vậy và nhận định bằng cảm tính thì chưa đủ, phải đo sản phẩm bằng kính hiển vi có độ phân giải phân tử để xác định một cách khoa học đó là than nano lỏng. Khó khăn là tại Việt Nam chưa có loại thiết bị hiện đại này, ông Khê chợt nhớ một lần đi dự hội nghị khoa học về nano trên thế giới có người đã giới thiệu dịch vụ đo, ông quyết định gửi mẫu sang Mỹ, kết quả đo cho thấy mẫu của ông được công nhận là hạt nano . “Như vậy, kết quả nghiên cứu của tôi đã được công nhận một cách khoa học chứ không phải là chỉ công nhận theo cảm tính”,ông nói.


Từ khi trở về Việt Nam , việc nghiên cứu khoa học của TS. Nguyễn Chánh Khê có thêm rất nhiều thành công, sản phẩm của ông là than nano lỏng, có thể dùng để làm mực in, ban đầu là mực cho máy in phun, sau đó là mực máy in laser. Đặc biệt, ông đã nghiên cứu được phương pháp ứng dụng công nghệ này trong việc chế tạo vi mạch, đây là một phương pháp mới chưa hề có trên thế giới. Ngoài ra, ông cho biết thêm: “Còn có một ứng dụng nữa của công nghệ nano, hiện nay tôi đang đăng ký phát minh, khi xong tôi sẽ công bố, theo tôi thì đây là một ứng dụng tuyệt vời nếu thành công, chúng ta có thể trở thành nhà cung cấp sản phẩm này và hy vọng sẽ có nhiều giải thưởng khoa học lớn.


Nguồn: Khoa học phổ thông, số 39(1162)

Xem Thêm

TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và phát động Hội thi, Giải thưởng
Ngày 28/6/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 14 (2024 - 2025) (Hội thi), tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024 (Giải thưởng).
Thông báo triệu tập thí sinh tham dự vòng 2 kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024
Ngày 26/6/2024, Hội đồng tuyển dụng nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) ban hành Thông báo số 10/TB-HĐTD về danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kỳ thi tuyển nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024 Vòng 2.
Khai mạc kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024
Chiều 25/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức khai mạc Kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024. Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam 2024 Nguyễn Quyết Chiến dự và có phát biểu chỉ đạo.
Phú Yên: Nâng cao chất lượng Bản tin Trí thức
Bước qua năm thứ 5 hoạt động, với quyết tâm đổi mới, Bản tin Trí thức Phú Yên (Bản tin) đã thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền kịp thời, đúng định hướng tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí, phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh tại địa phương.