Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/06/2006 23:55 (GMT+7)

Người đầu tiên tìm ra nguyên tố hạt nhân

Một dược sĩ người Đức, Heinrich Klaproth (1743-1817), đã khám phá ra 4 kim loại mới. Năm 1766, ở tuổi 23, ông xin vào phụ việc cho dược sĩ ở hiệu thuốc. Cần cù và thông minh, ông trở thành người pha chế giỏi nên năm 1768 được dược sĩ pha chế trong cung đình gọi vào làm việc. Ở đây, nhờ có phương tiện nghiên cứu dồi dào, ông đã bắt đầu có nhiều công trình về hoá học phân tích, nên ông được tiến cử về Trung tâm khoa học Berlin. Tại đây, ông được dược sĩ Valentin Roze, một nhà hoá học đang nổi tiếng về nghiên cứu hợp kim mời về hợp tác với mình. Chẳng may, 1 tháng sau, ông Roze lâm trọng bệnh và trước khi chết, đã trăn trối nhờ Klaproth quản lý nhà thuốc và nuôi dưỡng giáo dục con trai mới 9 tuổi. Nhận trọng trách bạn giao, lại dựa trên điều kiện sẵn có, Klaproth đã tổ chức một phòng hoá học quy mô nên bắt đầu nổi tiếng với nhiều công trình về hoá phân tích.

Năm 1782, Klaproth được cử làm uỷ viên của Hội đồng Y khoa lớn nhất nước Đức. Năm 1787, ông trở thành Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Phổ, được mời làm giáo sư giảng dạy hoá học cho sĩ quan pháo binh, Đại học Berlin và nhiều trường đại học khác.

Điều mà người đời khâm phục Klaproth là tính cần cù nghiên cứu suốt đời của ông. Ông để lại hơn 200 công trình về nghiên cứu khoáng vật, muối, nước khoáng và các chất với thái độ nghiêm túc, cẩn thận và chính xác.

Ông đã tìm ra nguyên tố hạt nhân Uranium. Đây cũng là sự ngẫu nhiên: tuy đã tìm kiếm, phân tích hàng trăm loại đất, ông chưa tìm ra điều gì mới lạ. Bỗng một hôm, có người từ xa đến chào bán một chất đất lạ gọi là quặng nhựa. Phân tích chất lạ này, ông tìm ra một kim loại dưới dạng thô. Nhân lúc ấy nhà thiên văn Hessen vừa phát hiện ra hành tinh Uran (sao Thiên vương), Klaproth đặt tên kim loại mới này tên Uranium và quặng nhựa tên Uranium.

Sau đó, ông phát hiện liên tiếp 3 kim loại mới: Zirconium, Titan và Cerium. Đúng là năm 1789 là mùa bội thu, ông đã tìm ra 4 kim loại, trong khi các nhà khoa học thế giới chỉ tìm ra 17, nâng số kim loại biết được đến thời điểm đó là 21. Ngoài ra, Klaproth còn xác định kim loại Telur và Berilium và F.J. Reichenstein và Vauquelin nghiên cứu dở dang.

Klaproth có biết đâu chính với các công trình vĩ đại của ông đã mở màn cho một giai đoạn cách mạng khoa học mới.

Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 296, 15/11/2005

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.