Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 07/07/2006 16:27 (GMT+7)

Người đầu tiên chế tạo thành công máy in cuốn Flexo

Tại Việt Nam, ngành giấy vở vẫn chủ yếu sử dụng  các máy kẻ dòng bán thủ công lạc hậu. Trước đây, đã có một vài máy in cuốn được nhập dưới dạng viện trợ nhưng vì nhiều lý do chúng hoạt động không thường xuyên. Gần đây một số doanh nghiệp nhập máy in cuốn nhưng với giá rất cao 2,5 tỷ đồng với máy qua sử dụng và hơn 14 tỷ đồng nếu là máy mới.

Năm 1974, Nguyễn Quốc Hòa là chiến sĩ thuộc quân chủng Phòng không - Không quân, sau được cử đi học kỹ sư thực hành tự động hóa ở Đức. Khi ra quân, Hòa lại về làm công nhân ở Xí nghiệp Điện thông Thái Bình. Ngay thời kỳ này, dù không đúng ngành nhưng Hòa liên tục có những sáng kiến, sáng tạo mới, nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua, bằng khen của Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh và chỉ trong 4 năm từ thợ bậc 1 anh bước lên thợ bậc 5.

Khi cơ chế mới mở ra, Nguyễn Quốc Hòa về “một cục” và thành lập xí nghiệp sản xuất giấy vở. Đầu năm 2000, Quốc Hòa đã thiết kế chế tạo ra máy cắt kẻ tự động liên hoàn, kẻ - cắt tờ  trực tiếp trên cuộn giấy. Chiếc máy của Hòa được ví như cuộc cách mạng của ngành sản xuất giấy vở nước ta, vì chưa có nhà máy cơ khí ngành in nào tại Việt Nam chế tạo thành công máy cắt cuộn mà hoàn toàn phải mua của nước ngoài. Loại máy này đã nhanh chóng được các nhà sản xuất giấy vở trong nước sử dụng. Nhưng chiếc máy này vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm.

Một điều không may ập đến, cũng chính năm 2000, xí nghiệp của Hòa bị thua lỗ, toàn bộ tiền bạc và nhà cửa Hòa phải dồn trả ngân hàng mà chưa hết nợ. Nguyễn Quốc Hòa lại bắt đầu “làm lại cuộc đời” từ việc lập tổ cơ khí hàn chuồng gà, chuồng vịt, dậu sắt, cánh cổng... Có điều, ngay cả những lúc bi kịch nhất, trong đầu Hòa cũng không rời hình ảnh chiếc máy in cuốn tự động.

Năm 2002, Nguyễn Quốc Hòa, trong điều kiện vẫn còn hết sức khó khăn về vốn đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy in cuốn tự động đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ in Flexo- một công nghệ  đang được dùng rộng rãi để in các chủng loại sản phẩm có số lượng xuất bản rất lớn như vở viết, sổ tay, nhãn hàng hóa, phong bì,  các loại hộp...

Máy in cuốn Quốc Hòa

Máy in cuốn Quốc Hòa

Hầu như đêm nào Hòa cũng âm thầm, lặng lẽ làm việc từ 1 đến 4 giờ sáng trên máy vi tính. Sau hơn một năm nghiên cứu, đến năm 2003 Nguyễn Quốc Hòa đã chế tạo thành công chiếc máy in cuốn.

Tuy vậy, ba chiếc máy đầu tiên, bán rồi phải nhận lại vì chạy thử thì tốt nhưng vận hành sản xuất liên tục thì vẫn còn những vấn đề kỹ thuật cần giải quyết tiếp. Phải đến tháng 4-2004, những chiếc máy in cuốn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới lần đầu tiên được thiết kế và chế tạo ở Việt Nam.

Đây là máy in cuốn nhưng lại thay đổi được các lô bản, từ đó thay đổi kích thước của tờ in. Điều này cho phép trên một máy cuốn vẫn có thể in ra các loại sản phẩm khác nhau. Việc tháo lắp thay đổi ống bản rất đơn giản thuận tiện. Máy được thiết kế để có thể lắp lẫn hoặc thay đổi phụ tùng là có thể sử dụng cho nhiều mục đích in khác nhau. Đặc biệt máy in cuốn Quốc Hòahoạt động ổn định với các loại giấy sản xuất trong nước.

Giá bán máy in cuốn Quốc Hòachỉ bằng 1/3 giá thành của máy nhập khẩu từ Trung Quốc và chỉ bằng 1/2 giá thành của máy in offset (đã qua sử dụng) cùng kích thước tờ in. Tỷ lệ của phụ tùng ngoại được lắp trên máy chỉ chiếm khoảng 10%.

Qua thực tế sản xuất tại các đơn vị sử dụng máy in cuốn Quốc Hòa thì cứ 1 tấn giấy đã tiết kiệm được 600.000 đồng chi phí cho nguyên liệu giấy, nhân công, điện, mực in... Trung bình mỗi năm chỉ riêng ngành sản xuất giấy vở học sinh đã sử dụng hết khoảng 40.000 tấn giấy cho in giấy vở học sinh thì ít nhất cũng đã tiết kiệm được vài chục tỷ đồng. Nếu tính cả nhiều ngành khác cũng sử dụng máy in cuốn như bao bì, in biểu mẫu, nhãn mác... thì con số tiết kiệm được sẽ lớn hơn nhiều.

Nguồn: nhandan.com.vn 7/6/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…