Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 22:49 (GMT+7)

Người đặt nền móng cho ngành điện nguyên tử Việt Nam

Ông sinh ở Quảng Bình, nhưng lại lớn lên trên ghe thuyền sông nước miền nam. Là học sinh trường Pétrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong TP Hồ Chí Minh), ông đậu tú tài II khi mới mười bảy tuổi và đượctrường Lysée Henri IV (Paris) tuyển chọn qua du học, lúc ấy là năm 1955. Tại đây Trần Hà Anh quyết tâm dự kỳ thi tuyển vào trường Bách khoa Paris (école Polytechnique) - ngôi trường chuyên đào tạo ranhững kỹ sư bách khoa uy tín nhất nước Pháp lúc bấy giờ. Năm 1961, khi mới hai mươi ba tuổi, có trong tay tấm bằng kỹ sư bách khoa, Trần Hà Anh được Viện Nguyên tử Pháp mời về làm việc. Vừa làm việcông vừa theo học ngành Vật lý hạt nhân, và năm 1969 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Vật lý hạt nhân khi mới hai mươi chín tuổi.

Nhiều năm học tập và làm việc trên đất khách quê người nhưng trái tim của Trần Hà Anh luôn hướng về quê hương. Ông tích cực tham gia Hội Liên hiệp Việt kiều Pháp, sau này là Hội Người Việt tại Phápvà có những đóng góp thiết thực cho quê hương qua từng thời kỳ lịch sử.

Trở về quê hương

Nhiều lần ông tình nguyện trở về quê hương góp phần xây dựng đất nước, nhưng chưa được chấp nhận. Mãi đến năm 1978, trong một lần Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua thăm Pháp thì nguyện vọng của TS Trần HàAnh và một số nhà khoa học hạt nhân khác như Trần Quốc Thương, Vũ Hải Long... mới thành hiện thực.

TS Trần Hà Anh và vợ là TS sinh học Hà Ngọc Mai cùng hai con nhỏ (một trai, một gái) đã khăn gói lên đường về nước! Họ chấp nhận đánh đổi một Paris hoa lệ đầy đủ tiện nghi và một cơ nghiệp chắc chắntại một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, để về sống tại ngôi nhà nhỏ ở Đà Lạt, lọc cọc trên chiếc xe đạp đến cơ quan và hàng tháng đứng xếp hàng cầm phiếu mua từng lít nước mắm, lon sữa...tại các quầy bách hóa!

Khó khăn thì mặc khó khăn, đôi vợ chồng TS Việt kiều yêu nước say mê với công việc tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Với tư cách là trưởng phòng điện nguyên tử, ông tham gia việc khôi phục lạihoạt động của lò phản ứng hạt nhân cùng với các chuyên gia Liên Xô; còn TS Hà Ngọc Mai thì làm tổ trưởng tổ Sinh học phóng xạ và là người khai sinh ra phòng thí nghiệm nuôi cấy mô đầu tiên của việnhạt nhân, đến nay phòng này vẫn hoạt động tốt.

Giai đoạn 1981-1985 TS Trần Hà Anh chủ nhiệm các đề tài: “Chọn vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân"; “Nghiên cứu quy hoạch đào tạo cán bộ cho điện nguyên tử Việt Nam”; “Nghiên cứu vật lý kỹ thuậtlò và các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn và năng lượng hiệu quả sử dụng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt…”. Có thể nói, ông là một trong những nhà khoa học đặt nền móng đầu tiên cho ngành điện nguyên tửViệt Nam cách đây hơn hai mươi năm.

Nhưng rồi các phương án được phác thảo ấy chưa thể thực hiện ngay, vì đất nước ta còn quá nghèo! Năm 1988, TS Trần Hà Anh được bổ nhiệm chức Viện phó Viện Nghiên cứu hạt nhân (NCHN) Đà Lạt sau đó làviện trưởng.

Năm 1992, TS Hà Anh được bầu vào Quốc hội (QH) khóa IX, cùng lúc kiêm nhiệm công việc tại ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH; năm 1997 ông được bầu lại vào QH khóa X, là đại biểu chuyêntrách và giữ chức Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH, nên không tiếp tục làm Viện trưởng Viện NCHN nữa. Với vai trò mới, cũng là lúc QH có những cải cách trong lề lối làmviệc, nên ông luôn tất bật với công việc. Được phân công chủ trì soạn thảo Luật Tài nguyên nước (1998) và các pháp lệnh sửa đổi kèm theo; pháp lệnh chất lượng hàng hóa; dự thảo luật Thủy sản... Đểhoàn thành khối lượng công việc như thế, ông thường xuyên sống ở Hà Nội, nhưng TS Trần Hà Anh vẫn quan tâm, gắn bó, sẵn sàng giúp viện soạn thảo các tài liệu khoa học, mở rộng quan hệ đối ngoại...Hiện ông đang hướng dẫn hai cán bộ của viện làm luận án TS về an toàn hạt nhân.

Làm khoa học không có tuổi hưu!

Năm 2003, bước vào tuổi 65, ông nghỉ hưu theo chế độ. “Ông xa nhà thường xuyên, hai đứa con thì đã lập gia đình, đứa ở Pháp, đứa ở Australia nên từ khi về hưu (1998) dường như tôi cứ lủi thủi sốngmột mình ở Đà Lạt… biết làm sao được, ông đã làm việc là làm hết mình, làm việc một cách nghiêm túc và đầy trách nhiệm... " - TS Hà Ngọc Mai tâm sự.

Còn TS Trần Hà Anh sau nhiều năm để tâm trí lo việc đại sự quốc gia nay mới được thảnh thơi đôi chút, đã "thú nhận": "Bà nhà tôi chịu nhiều thiệt thòi vì tôi. Không có người vợ biết thông cảm và đồnglòng, đồng chí hướng thì tôi khó có thể chu toàn được những trách nhiệm mà Đảng và Nhà nước giao cho. Nay nghỉ hưu, chúng tôi mới có thời gian quan tâm đến nhau nhiều hơn...”.

Sau hai mươi lăm năm nhìn lại ông cảm thấy có thỏa mãn với những việc đã làm được? – “Tôi nghĩ tôi còn có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước, có những dự định ấp ủ từ lâu nhưng tôi vẫn chưa làmđược...". Có phải vì nhà máy điện hạt nhân vẫn chưa ra đời như ước nguyện cách đây hai mươi lăm năm? “Cái đó chỉ là một phần thôi, Chính phủ đã kéo dài thời hạn đến năm 2017-2020 Việt Nam mới có nhàmáy điện hạt nhân đầu tiên". Theo TS vì sao phải đợi lâu đến thế? “Có nhiều nguyên do nhưng phần do tâm lý nhân dân và cả một số các nhà lãnh đạo chưa cảm thấy yên tâm, chúng ta đang từng bước giảitỏa tâm lý e dè đó, hồi xưa ở Pháp cũng thế thôi nhưng họ "giải tỏa" nhanh hơn chúng ta. Đến nay, Pháp có trên sáu mươi nhà máy điện hạt nhân hoạt động và luôn bảo đảm an toàn. Đừng vì sợ tai nạngiao thông sẽ đến với mình để rồi không dám leo lên xe chạy ra đường để đến nơi cần đến, an toàn hay không phần lớn do người điều khiển!".

Thưa TS, ông nghĩ gì về lớp trẻ hôm nay? - “Có những điều khác với thời chúng tôi, hồi xưa chúng tôi lo học hành thành tài để phục vụ đất nước. Thời nay tuổi trẻ thực dụng hơn, họ học để làm giàu.Điều này không có gì xấu, nếu họ biết làm giàu chính đáng, bằng trí tuệ, bằng sức lao động của mình. Theo tôi, làm giàu chân chính cũng là yêu nước! Tôi cảm thấy tự hào khi nghe tin nhiều bạn trẻnước ta đoạt giải cao tại các kỳ thi quốc tế, thi chế tạo robot…”.

Hình như TS vẫn... đi xe đạp? - "Cười… Vâng, hồi ở Pháp vợ chồng tôi có hai xe hơi. Bây giờ mua xe máy thì vẫn đủ khả năng nhưng Nhà nước đang kêu gọi hạn chế, nên thôi! Tôi vẫn thích đi bộ và đi xeđạp!

TS Trần Hà Anh vẫn hy vọng dự án nhà máy điện hạt nhân sẽ sớm được thực hiện và ông sẽ sẵn sàng góp phần đào tạo cán bộ trên lĩnh vực này. Ông tươi cười: “Dù hưu nhưng có những công trình tôi đangthực hiện dở dang, nay có điều kiện tôi sẽ tiếp tục như tham gia vào dự án nhà máy điện hạt nhân, dự án chế tạo thiết bị khai thác năng lượng mặt trời... Tôi nghĩ làm khoa học thì không cótuổi”.

Nguồn: Lâm Viên(Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh), www.nhandan.org.vn ngày 23-8-2003

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.