Người cựu binh và máy bơm nước Gamma P.100
Đó là chiếc máy hơi đặc biệt: nó là một đầu bơm nước ly tâm được gắn vào trục của động cơ xe máy băng một trục truyền dẫn lực để chạy. Trong vòng một giờ đồng hồ, nó có thể bơm được 15 - 18 khối nước, đẩy xa hàng trăm mét, phun cao 12m, tốn ít nhiên liệu. Khi cần chạy xe đi xa thì chỉ cần cuộn ống mà không phải tháo bơm...
Máy Gamma P.100 rất tiện ích trong việc tưới tiêu chữa cháy, phù hợp với nhiều loại địa hình. Song, trước khi trở thành một nhà sáng chế, anh từng trải qua nhiều ngả rẽ thăng trầm.
Khi người lính trở về
Nguyễn Văn Thắng quê gốc tại Cao Lãnh - Đồng Tháp. Ba của anh là cán bộ tập kết. Gia đình anh đông anh em nên từ nhỏ họ đã phải vất vả kiếm sống. Sáng nào cũng vậy, Thắng dậy sớm cùng mẹ đi bán xôi, xong rồi mới đi bộ đến trường, cách nhà 7 km. Ít lâu sau, mẹ anh mất, mấy anh em ly tán mỗi người một phương. Anh một mình lang thang lên Sài Gòn xin đi phụ bán cà-phê, vừa học vừa làm, rồi xuống Biên Hòa sinh sống. Thời gian sau lại quay về Sài Gòn.
Sau giải phóng (1975), ba anh trở vào nam tìm gặp anh và xin cho anh vào làm ở Sở Thương nghiệp TP Hồ Chí Minh. Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, anh lên đường tòng quân. Năm đó, Thắng mới 18 tuổi.
Chiến tranh kết thúc, anh trở về và được cử đi học lớp sĩ quan tại Trường Quân chính Quân khu 7. Lúc đó, anh đã mang quân hàm Chuẩn úy. Nhưng thật không may, khi gần đến ngày tốt nghiệp, trong đợt khám kiểm tra sức khỏe thì anh không đủ tiêu chuẩn. Nguyên nhân là do bị chấn thương trong một lần bị sập hầm ở chiến trường Campuchia.
Với kết quả mất sức khỏe 60 -75% và quân hàm trung úy, anh ra quân. Lúc đó, anh cũng hơi buồn. Nhưng rồi nghĩ mình còn trẻ, còn tương lai phía trước, nên anh quyết định xin chuyển ngành qua cảng Sài Gòn. Thật may mắn là cả hai nơi đều vui vẻ chấp thuận.
Thời gian đầu ở cảng, anh làm công nhân. Nhưng ý chí vươn lên trong anh vẫn luôn thôi thúc anh không nên dừng lại, an phận. Và thế là anh đăng ký đi học tại chức ngành máy tàu thủy tại Trường Đại học Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi lấy tấm bằng kỹ sư, anh vẫn tiếp tục làm ở cảng Sài Gòn.
Tại đây, một lần nữa cuộc đời anh rẽ lối. Chuyện là, khi làm ở đây với cương vị là trực ban điều độ có nhiệm vụ coi quản tàu hàng ra vào, nhập hàng dỡ hàng tại cảng, anh nhận thấy nhiều tàu hàng trong quá trình vận chuyển, hàng hóa bị hư hỏng hoặc ẩm ướt do ngấm nước. Số hàng này nhiều khi bị bỏ đi vì kém chất lượng, không có người mua. Chứng kiến cảnh đó trong đầu anh lóe lên ý tưởng: Tại sao mình không lập công ty thu mua những sản phẩm đó để xử lý rồi bán lại? Thế là công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Khánh Sơn ra đời.
Và chiếc máy GAMMA P.100
Toàn bộ hệ thống được gắn vào động cơ xe. |
Anh Thắng tâm sự: Cách đây hơn một năm, vào mùa khô, đúng vào dịp hạn hán đang hoành hành ở nhiều vùng tại nước ta, anh có dịp đi qua những vùng bị hạn rất nặng. Một hôm,anh bắt gặp một người đàn ông chạy một chiếc xe máy, chở theo mấy cái can nhựa, đến bên một cái hồ để lấy nước về. Nhìn cảnh người đàn ông già nua, gầy gò múc từng ngụm nước đổ vào can rồi khệ nệxách từng can nước chở về, khiến anh ái ngại. Lúc ấy, trong đầu anh chợt nghĩ: Sao mình không dùng cách gì gắn một máy bơm nước vào động cơ xe máy để bơm cho đỡ cực?
Ý tưởng đó cứ bám riết lấy anh từng ngày như một nỗi ám ảnh. Anh suy nghĩ tìm cách gắn máy bơm vào xe máy. Nghĩ thì đơn giản nhưng bắt tay vào làm mới thấy không dễ. Vấn đề nan giải làgắn vào đâu cho tiện? Lúc đầu anh nghĩ thử gắn vào bánh sau của xe máy. Nhưng nếu làm vậy thì bất tiện vì qua nhiều khâu: hộp số, dây xích, tới bánh sau... rất mệt và rắc rối, cồng kềnh. Rút cuộc anhnghĩ chỉ có cách gắn vào trục của động cơ xe máy là hợp lý.
Bước tiếp theo là thiết kế đầu bơm. Làm sao để máy gọn nhẹ mà lại khoe, dễ lắp đặt. Anh tìm đếnnhững người thầy ở khoa máy tàu thủy ngày xưa ở Trường Đại học Hàng hải. Họ rất hoan nghênh ý tưởng đó của anh và sốt sắng nhận lời hợp tác. Song, do quá bận rộn nên công việc cứ bị chậm trễ kéo dài.Sốt ruột, anh Thắng bảo họ để mình tìm người khác. Và anh tìm tới anh Dương Thanh Giang, một người bạn học cùng khoa trước kia ở Đại học Hàng hải. Anh Giang là chủ một cơ sở chế tạo dụng cụ cơ khíchính xác ở quận 5.
Nghe Thắng thuyết minh về ý tưởng máy bơm, anh nhận lời liền. Cả hai lao vào vẽ bản đồ. Họ không nhớ bao nhiêu tấm bản đồ hỏng đã qua taymình. Cuối cùng thì cũng có được những tấm bản đồ ưng ý. Vẽ xong, đến giai đoạn thiết kế khuôn đúc. Lại thêm những khó khăn mới nảy sinh: "Máy bơm nước của bọn tôi là loại cánh bơm ly tâm - anh Thắngnói. Đặc điểm của loại máy này là phù hợp với vận tốc vòng quay của xe máy và khi vận tốc quay càng lớn thì lực hút càng mạnh. Vì thế nên cần làm khuôn thiệt cứng, chắc và kín mới chịu được. Chúngtôi chọn phương pháp đúc khuôn bằng áp lực để bảo đảm chất lượng khuôn không bị xì hơi do bị rỗ. Do đó, việc đúc khuôn rất khó và tốn kém. Phải chọn loại thép tất và khuôn phải dày trên 10 cm mớichịu nổi áp lực ép hàng chục tấn của máy... Bọn tôi đã làm đi làm lại không biết bao nhiêu khuôn đến gần một năm và qua ba lần, tốn hàng trăm triệu đồng mới đúc ra được".
* Anh cho biết cấu tạo và cách vận hành của máy như thế nào?
- Hiện nay, loại máy này đã được bán trên thị trường và chúng tôi đã có một tờ bướm giới thiệu về máy và cách lắp đặt, vận hành. Máy Gamma P.100 gồm các bộ phận chính: cánh quạt bơm ly tâm, 1 đầu hút vào và 1 đầu xả, 1 vòi uống trích nước để lấy nước, làm mát động cơ xe máy, 1 ống nhựa nối vào thân xe máy, 1 trục của cánh quạt máy bơm . Trục này được gắn với vô lăng lửa của động cơ xe máy bằng một trục truyền động.
Trục truyền động này có hai dầu. Đầu hình lục giác gắn vào trục vô lăng lửa của động cơ xe máy, đầu hình tứ giác thì gắn vào trục của cánh quạt. Trục truyền động được làm bằng lò xo dể lỡ khi gặp sự cố (thí dụ như khi đang chạy, vòi nước bị tắc, máy bơm dừng đột ngột) thì lò xo này sẽ tự động cuốn lực vào, hoặc gãy mà không làm ảnh hưởng đến động cơ xe máy.
Ngoài ra, còn có những bộ phận, linh kiện phụ khác. Cách vận hành của máy là nới trục truyền động vào vô-lăng lửa của xe máy và đầu bơm Gamma rồi dùng sự chuyển động của động cơ này làm quay đầu bơm.
Khóa tay ga. |
- Rất đơn giản, chỉ cần trong vòng dăm phút là có thể lắp xong. Nó gồm các bước chính sau: Kiểm tra tổng quát xe gắn máy trước khi lắp ráp bơm. Kiểm tra nguồn nước bơm để tự chọn cách che chắn rác. Dựng chân chống đứng xe máy. Tháo nắp của vô lăng lửa. Lắp ống nhựa vào lỗ của buồng động cơ xe. Lắp trục truyền động vào trục vô lăng. Lắp trục của cánh quạt của máy bơm vào trục truyền động. Siết hai con ốc để nối ống nhựa và đầu bơm. Lắp ống xả, ống hút vào máy bơm. Nổ máy. Chọn tốc độ của xe máy cho phù hợp. Khóa tay ga xe máy bằng ống khóa tay ga (dụng cụ này được phát miễn phí kèm máy bơm). Đến đây coi như xong.
Câu chuyện về anh cuốn hút tôi kỳ lạ. Không chỉ vì chiếc máy mà vì những ngả rẽ thú vị của cuộc đời anh, ý chí và nghị lực của anh. Giờ thì chiếc máy đã "ngon lành" rồi. Song anh vẫn muốn cải tiến nó thêm nữa. "Sắp tới chúng tôi dự tính sẽ cải tiến để nó lắp ráp nhanh hơn, trong vòng 1 phút là xong. Và nhiều cải tiến nữa chưa thể tiết lộ"- anh cười "bật mí".
Nguồn: Tài hoa trẻ