Người có nhiều sáng kiến làm vườn
Ngày 10-10-2003, chàng trai Đỗ Hồng Quang được nhận giải nhì với tấm bằng "Nhà khoa học trẻ tương lai" qua cuộc thi sáng kiến do Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ phối hợp với Đài truyềnhình Việt Nam và Báo Thiếu niên tiền phong tổ chức.Tại miệt vườn quê nhà, vào mùa thu hoạch cà-phê mới đây, bà con lại một lần nữa trầm trồ thán phục khi thấy anh tung ra sáng chế mới: dụng cụ tuốt cà-phê nhanh gọn làm từ những cọng kẽm uốn khúc vàhai bẫy lò xo...
Sáng kiến từ những thứ gần như bỏ đi
"Máy" tuốt cà-phê khá hiệu quả này không lớn hơn bàn tay xòe, cán cầm chỉ là một cây thước gỗ tròn, có thể tra vào, gỡ ra dễ dàng để có thể tuốt cả những chùm trái ở chồi cao của cây cà-phê mít. Tráicà-phê rơi xuống ngay vào thúng đặt trên một xe đẩy tay cũng do chính Quang chế tạo từ những ống, nẹp tre và bốn vòng bánh xe tận dụng từ các đồ chơi trẻ con. Chiếc xe xếp gọn lại được này và nhiềudụng cụ tiện dụng trong nghề làm vườn từng đem lại cho Quang giải "Sáng tạo lý thú" do báo Thiếu niên tiền phong tổ chức hồi tháng 4-2001.
Đỗ Hồng Quang cho rằng: "Va chạm trước những khó khăn, nếu chịu khó để tâm suy nghĩ thì có thể giải quyết được hết vì vật liệu có thể tận dụng để chế tạo luôn có sẵn ở quanh"!
Cha mẹ Quang quê chính ở tận cùng đất mặn cấy lúa 1 vụ của xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1980 gia đình chuyển vào xã Xà Bang (Châu Đức) và sinh Quang tại đây.
Miền đất đỏ này lúc bấy giờ không chỉ là vùng kinh tế mới với bệnh sốt rét mà còn nhiều dấu vết chiến tranh, chất độc hóa học trong lòng đất. Có lẽ do ngoại cảnh nghiệt ngã nên người mẹ luôn ngãbệnh, đứa em gái sinh ra bị dị tật ở chân. Bản thân Quang lớn lên, ngoài giờ đến trường, cậu bé luôn nghĩ đến việc làm sao để cho cha đỡ phải lao động vất vả khi trồng trọt, chăm sóc sầu riêng,cà-phê, tiêu, điều trong vườn.
"Cây sáng kiến" cũng cần điểm tựa
"Mọi vật đều có điểm tựa, tìm ra và đặt đúng điểm đó, nó sẽ đứng vững hoặc làm cho di chuyển dễ dàng", Quang nhớ rất kỹ lời giảng của người thầy dạy môn vật lý chương trình trung học cơ sở. Chính vìvậy, khi thấy mọi người loay hoay tách những trái sầu riêng thu hoạch đầu tiên, cậu bé Quang đã nảy ra sáng kiến vót hai thanh tre đóng vào khe vỏ quả là có thể lấy tay tách chúng ra dễ dàng!
Khó khăn đáng kể nữa là qua nhiều năm trụ tiêu gỗ mục ngã, đổ xuống, hoặc mưa bão đánh dây tiêu ngã xuống. Làm sao đưa chúng lên, cột dính vào trụ mới trồng khá cao? Bắc thang, cầm từng dây đưa lêncũng khá vất vả. Quang nghĩ đến chiếc "đùm" xe đạp hỏng vứt đầy ở các tiệm sửa xe. Đưa một nan hoa xe vào uốn thành móc treo lên, có thể biến nó thành con ròng rọc móc trên nấc thang cao. Quàng quamột sợi dây thòng xuống, người dưới đất cột đầu dây tiêu vào sợi dây, người ở trên thang kéo dây tiêu qua con ròng rọc lên là có thể yên tâm cột chúng vào trụ tiêu mới.
Vào tuổi học cấp 3, khi phải leo cao dùng câu liêm tỉa chồi trong vườn, Quang lại nhận thấy, nếu cứ tỉa suông với cái liềm cố định thì khá mất công. Vậy phải tạo thêm cho câu liêm một "điểm tựa". Đóchính là một chỗ lõm ở giữa lưỡi giựt chồi. Quả nhiên chiếc câu liêm giật chồi nhanh và gọn hơn!
Do mẹ ốm, em bệnh, cha ngày càng già nên khi học xong cấp 3 trường huyện, Đỗ Hồng Quang không có điều kiện đi thi đại học, ở lại nhà chí thú với ba công vườn còn lại. Anh sẵn lòng chỉ vẽ những sángkiến giải quyết khó khăn cho bà con lân cận. Tiền thân của dụng cụ tuốt cà-phê chính là que lượm hạt điều làm bằng sợi kẽm lớn uốn cong cùng bẫy lò xo mà Quang nghĩ ra khi học xong lớp 12. "Sáng chế"này đã được nhiều bà con xã Xà Bang ứng dụng.
Theo Hội làm vườn địa phương, với công cụ thu hoạch cà-phê tiện dụng này, nếu được sản xuất đại trà, các tổ chức địa phương nên tính đến cách công nhận "bản quyền" để đem lại cho nhà khoa học miệtvườn nguồn thu, kích thích anh có thêm nhiều công trình mới. Các "cây sáng kiến" trẻ cũng cần điểm tựa.
Nguồn: www.nhandan.org.vn ngày 30-12-2003