Người cổ đại từng làm khí hậu thay đổi
Kết quả có phần gây bất ngờ: phần lớn các loại gas không được hình thành tự nhiên từ những vùng đầm lầy ngập nước hay do đốt cháy các chất đốt hoá thạch mà được sinh ra do các loại thảo mộc như gỗ và cỏ bị đốt cháy. Dominic Ferretti - nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nước và khí quyển tại Wellington, New Zealand - cho biết: "Con người đã biết sử dụng lửa từ hàng trăm nghìn năm trước, và mặc dù có số lượng khá khiêm tốn, họ đã tạo ra các đám cháy lớn, làm cho nồng độ khí methane có xuất xứ từ gỗ và cỏ cháy cao hơn rất nhiều so với giả định trước đây của chúng ta".
Nghiên cứu trên đây của các nhà khoa học bổ sung thêm bằng chứng, rằng ngay từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất, những người khai hoang đã đốt cháy những khu rừng rậm và đồng cỏ rộng lớn để lấy đất trồng trọt và cư trú. Các thông số thu được cũng chỉ ra việc thải khí mêtan do đốt cháy thảo mộc đã suy giảm vào khoảng năm 1700.
Theo các nhà nghiên cứu, đó có thể là do xu hướng tự nhiên của trái đất trở nên mát và ẩm hơn trong thời kỳ đó, hay do sự suy tàn của người thiểu số Châu Mỹ bởi nhiều loại bệnh tật mà những nhà thám hiểm Châu Âu mang đến châu lục này. Tuy vậy, từ sau cách mạng công nghiệp, việc thải các khí gây hiệu ứng nhà kính lại tiếp tục tăng lên nhanh chóng, vượt xa mức độ mà tiền nhân của chúng ta gây ra trong thiên niên kỷ đầu tiên.
Nguồn: laodong.com.vn 27/11/2005