Người chữa bệnh tiểu đường tốt nhất Việt Nam?
Ông kể: “Gia đình tôi đã có truyền thống làm nghề thuốc nam từ rất lâu đời. Tôi thích học nghề bốc thuốc từ lúc mới mười tuổi. Thấy vậy, bố tôi cứ đi chữa bệnh ở đâu là cho tôi theo đấy. Ngay cả đi lên rừng lấy thuốc bố tôi cũng đưa đi. Tôi đã ăn thử rất nhiều loại thảo dược có trên rừng và tìm hiểu về tác dụng của nó. Đến hơn mười tuổi tôi đã có thể nhớ được gần trăm loại thảo dược cùng với tác dụng chữa bệnh của từng loại".
Những người dân nơi đây vẫn lưu truyền về những câu chuyện của dị nhân người Sán Dìu này. "Ông không thích chơi các trò chơi của tụi con nít như chúng bạn mà chỉ có thú vui chính là chăm sóc cây cối và xem bố sơ chế thuốc và chữa bệnh giúp người. Khi ông còn chưa học hết lớp 1, nhưng đã nhớ được rất nhiều các loại cây thảo dược", một người dân sống gần nhà ông Hắm cho biết.
Gia đình nghèo khó, không có tiền cho Hắm theo học đến nơi đến chốn. Nhưng cậu bé vẫn một mực theo đuổi đam mê. Cậu đã tự học hỏi từ cộng đồng, theo học các thầy thuốc nổi tiếng ở trong vùng, đi khắp vùng sưu tầm bài thuốc quý. Bài thuốc nào cũng đều được ông ghi chép tỉ mẩn.
Bố mẹ cho tiền mua quà, mua quần áo là cậu lại đem đi mua sách y học về đọc, tự mày mò, nghiên cứu các phương thuốc chữa bệnh. Thế rồi mỗi vị thuốc cậu lại nghĩ xem chúng có thể kết hợp với cây nào nữa để có được đủ vị thuốc tiêu diệt các loại mầm bệnh.
Suốt cuộc đời khám chữa bệnh của mình, ông vẫn luôn tâm niệm một điều: "Không có căn bệnh nào là không chữa được, quan trọng mình có tìm được căn nguyên gây bệnh hay không? Đất nước chúng ta vô vàn các loại cây thảo dược và chúng đều có tác dụng làm thuốc, điều quan trọng mình có biết được tác dụng của chúng hay không ?".
Chính niềm tâm niệm ấy đã giúp ông nuôi đam mê chịu khó học hỏi, thêm tâm huyết hơn với nghề. Đến nay, ông đã sở hữu mấy trăm bài thuốc chữa được vô vàn bệnh khác nhau, trong đó có bài thuốc chữa bệnh tiểu đường.
"Trước lúc mất, bố đã truyền lại cho tôi bài thuốc chữa bệnh tiểu đường. Vì là bài thuốc bí truyền, chỉ được truyền lại cho một người duy nhất. Tôi đã may mắn là người kế truyền. Rất vui vì tôi đã chữa được rất nhiều người khỏi bệnh", ông Hắm cho biết.
Với kinh nghiệm đã chữa khỏi bệnh tiểu đường cho nhiều người nên ông rất dễ dàng nhận biết người mắc bệnh này. Thông thường họ cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều. Người mắc bệnh này như gặp ác mộng, lúc nào cũng khát nước, càng uống càng đi tiểu nhiều, tiểu xong lại khát nước. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược nặng.
Càng ngày bệnh càng trở nên trầm trọng. Cân nặng có thể lên nhanh và cũng có thể sút cân nhanh chóng. Do đường và một số chất lỏng bị mất đi nên làm cho bệnh nhân đói ăn, ăn nhiều hơn, vì vậy sẽ nhanh chóng lên cân. Cũng có hiện tượng ngược lại, người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng vẫn xuống cân vì cơ thể không thể hấp thụ được.
Do đường trong máu cao sẽ hút chất lỏng ở cả thủy tinh mắt, làm cho mắt khó điều tiết dẫn đến biểu hiện bị mờ. Các mụn lở lâu lành và hay bị nhiễm khuẩn, người phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn bàng quang và âm đạo. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói hay nóng hoặc mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân. Lợi và răng có nhiều rủi ro bị nhiễm khuẩn làm cho lợi có thể tách khỏi răng, răng có thể bị lung lay, nặng hơn nữa là túi mủ có thể mọc trên lợi.
Ông Hắm cho rằng, sẽ chữa dứt được căn bệnh này bằng bài thuốc bí truyền mình đang sở hữu: "Bài thuốc của ông rất đơn giản, chỉ gồm hai loại thảo dược. Đó là một loại cây thuốc chỉ có ở dưới biển và loại thuốc phụ là hạt đậu đỏ. Cả hai loại này đều rất khó tìm, rất dễ nhầm lẫn với các loại có hình dáng giống chúng".
Ông Hắm tiết lộ về loại biệt dược trị tiểu đường: Cây đó ông đặt tên cho nó là cây biển xúc, mọc như rêu, màu xanh, có vị rất chát. Trước đây ở vùng biển nông có thể lấy được nhưng giờ phải lặn xuống sâu mới có.
Ông Hắm đến các vùng biển Cô Tô, Bãi Cháy, Hạ Long... (thuộc tỉnh Quảng Ninh) như "cơm bữa" để tìm cây thuốc biển xúc: "Công việc tìm cây thuốc này vất vả lắm! Nhiều khi còn phải thuê đồ lặn mới xuống hái thuốc được. Nó có vị đắng hơn cây biển xúc trên cạn, có tính bình, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, điều hòa các chất trong cơ thể.
Ngoài ra, ông còn kết hợp thêm một phương thuốc phụ trợ đó là hạt đậu đỏ (xích tiểu đậu), màu đỏ, vị ngọt chua. Trong y học hiện đại, hạt đậu đỏ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm lượng mỡ trong máu và chống ung thư. Đặc biệt rất lợi tiểu, bổ huyết, có tác dụng chữa đái tháo. Khi pha trộn hai loại thảo dược này với nhau sẽ thành bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả”.
Cách pha chế thuốc này cũng khá đơn giản. Sau khi kiếm được cây biển xúc cần được rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Đậu đỏ đã phơi khô, giã nhỏ. Sau đó trộn hai loại này với nhau rồi đun vào nồi (nếu có nồi đất thì tốt nhất). Đun sôi khoảng 30 phút rồi bắc xuống, để nguội mới uống. Ngày uống ba lần, mỗi lần một bát. Uống hết nước lại đổ thêm nước để đun. Mỗi một thang đun được ba đến năm lần nước thuốc. "Nếu kiên trì uống trong vòng một đến hai tháng là khỏi tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ" - ông Hắm khẳng định.
Bất kể bệnh nhân nào đến lấy thuốc cũng được ông căn dặn rất chu đáo: Uống thuốc này cần phải kiêng rau muống, củ cải và đường. Ông Hắm giải thích: "Mắc bệnh tiểu đường thì phải kiêng đường rồi, rau muống rất độc có thể dẫn đến bị viêm nhiễm, củ cải sẽ làm mất tác dụng của thuốc". Khi bốc thuốc đưa cho bệnh nhân, thầy lang còn dặn thêm: Đối với những vị thảo dược chưa được sử dụng cần được bảo vệ thật tốt. Phải phơi thật khô, sau đó cho vào túi bóng buộc chặt tránh để không khí lọt vào.
Ông Tạ Văn Hắm cho biết: "Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường chỉ được truyền cho một người duy nhất. Từ mấy đời nay, chưa có ai dám trái lệnh của các cụ. Đã là bài thuốc gia truyền thì phải có mẹo, mẹo đó là do các cụ mách bảo. Ví dụ, ở những vùng biển rộng lớn, không dễ gì tìm được cây biển xúc. Nhưng chỉ cần được linh tính mách bảo thì lặn đâu cũng lấy được thuốc ở đó".
Khi được hỏi về bài thuốc của ông Hắm, bà Tô Thị Phương, trưởng thôn Hà Dong Nam nói: "Ông Hắm là hội viên hội đông y của xã Hải Lạng. Nghe nói rất nhiều người đã được ông chữa khỏi. Có nhiều người tưởng chừng sẽ suốt đời sống khổ sở với căn bệnh này, thật may khi họ đã gặp được vị lang y người dân tộc Sán Dìu. Được biết mỗi thang thuốc của ông Hắm cũng chỉ giá bằng một bát phở. Nếu so với công ông lên rừng cao, lặn xuống biển sâu hái thuốc thì giá cả đó không thấm vào đâu".