Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/08/2006 15:05 (GMT+7)

Người "chơi hàng độc"

Cuộc mày mò


Quả thật tiếng tăm về ông “chơi hàng độc” ấy bây giờ không chỉ cả xóm ấp 3, xã Thanh Phú mà cả huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ai cũng biết tới. Nhà anh Lê Hùng Minh nằm ven Quốc lộ 1, đoạn từ Sóc Trăng về Cà Mau chưa qua cầu Nhu Gia bây giờ đã là cơ sở gây nuôi mua bán rắn ri voi, cá giống. Suốt ngày, anh Minh không bận bịu với đàn rắn thì cũng tiếp khách lui tới mua bán, chỉ dẫn cách nuôi rắn, đào ao... để vào cuộc làm ăn theo qui mô “công nghiệp”. Thoạt nhìn, căn nhà ba gian vách gỗ mái lợp tôn và một cái quán nho nhỏ bên cạnh sạch sẽ tinh tươm ít ai ngờ rằng phía sau nhà là một trang trại làm ăn bài bản và bề thế của một nông dân có vốn làm ăn lên tới tiền tỉ nầy. Nhưng mọi chuyện làm ăn trên đời đâu hẳn lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”, lận đận và trầy trật suốt mấy năm ròng mới có được như bậy giờ, anh Minh bảo vậy.


Bây giờ đã bước qua tuổi 50, anh Minh mới có thể thở phào về một quãng đường trải nghiệm biết bao nhọc nhằn gian truân. Anh kể hồi nhỏ nhà nghèo, vào đầu năm 1971 khi chiến tranh chống Mỹ đang vào hồi ác liệt anh quảy nóp đi theo mấy chú mấy anh vào cuộc kháng chiến. Sau hòa bình trở về, cởi áo lính anh là một thương binh 4/4 và sinh hoạt tại hội cựu chiến binh xã. Nhưng quày quả vật lộn với cuộc sống đời thường chẳng dễ chút nào. Với mảnh đất nho nhỏ được xã bán hóa giá cho gần 2.000 m 2, anh lao vào trồng lúa, nuôi cá, nuôi cua, nuôi tôm, nuôi heo... thứ nào cũng xáp vô. Anh nghĩ đất đai ít, cứ lấy “chăn nuôi làm điểm tựa” thì cầm chắc cũng đủ ăn. Kỳ thực dù có thành công mấy, chăn nuôi thứ nào cũng có lãi nhưng không cao, mỗi vụ giỏi lắm chỉ kiếm chừng 5-7 triệu đồng.


Rồi sang năm 1996 chạy theo phong trào nuôi trăn nái đẻ lấy con giống bán, anh Minh lại chuyển sang làm chuồng xong mua nuôi 62 con trăn nái cỡ 15-25 kg/con và 10 con đực. Khi số trăn mua về chuồng đã lên hơn 1.400 kg, giá trị đàn trăn khoảng 150 triệu đồng (tính theo giá trăn nái 100.000-120.000 đ/kg, trăn đực 60.000-80.000 đ/kg), tưởng vậy đã ngon ăn vì đàn trăn đang vỗ béo chuẩn bị phủ nọc thì giá trăn bỗng nhiên rơi tự do xuống còn 20.000đ/kg, còn trăn con bán không ai mua. Anh nói, lúc ấy bao nhiêu là vốn liếng đổ vào hết mà cơ sự tệ hại như vậy thiệt buồn vô kể”.


Nhưng ít vốn thì phải chạy vạy. Sau năm nuôi trăn “trớt huớt”, năm 1997 anh chuyển sang bắt đầu nuôi rắn. “Đó là dịp tình cờ. Bởi thấy lúc sơ khai, rắn ri voi là loài hoang dã làm sao nuôi. Cứ đi mua con giống ngoài chợ của bà con trong ruộng mà về thả thử. Rồi lại xây ao chuồng đổ vô riết hết vốn phải chạy đi vay mượn. Thế mà lại lỗ túi bụi mới tức. Thử coi tôi hồi ấy có biết ất giáp gì, cứ ra chợ lựa cứ 30-50 g/con là mua tới. Tôi nhớ như in cái lần đầu 1.200 kg giống, vốn bấm bụng mà liều. Vậy mà sau chừng 2 tuần, trời ơi kiểm tra nó chết tới 80%. Số rắn chết la liệt tới nỗi cho heo ăn còn ngán. Thiệt là muốn khóc hay cười cũng hổng nổi!”- anh nói.

Tìm đầu ra


Anh Minh nhớ lần đầu tiên đi ra chợ mò mẫm lần theo giá cả thị trường của loại rắn nầy, lúc nào giá cũng cao hơn 150.000 đ/kg, còn hàng đổ về vào mấy nhà hàng đặc sản ở thành phố không đủ. Anh cũng tìm hiểu cặn kẽ điều kiện môi trường nơi mình đang ở loài rắn nầy đã từng thích hợp sinh sôi nẩy nở. Thế là sau khi tìm ra nguyên nhân rắn chết. Với chút kiến thức y học của một y sĩ quân y, anh tìm hiểu và nhận ra những cuộc truy bắt rắn ngoài đồng ruộng bằng gậy đập hay dùng xung điện làm rắn bị tổn thương. Hơn thế nữa, thấy hám lợi một số thương lái chích nước vào thân rắn để nâng trọng lượng. Cho nên từ số rắn còn lại anh đã gầy dựng và cho sinh sản để nhân giống. Đàn rắn ấy lớn lên khoảng 350 kg, anh không bán mà giữ lại làm rắn bố mẹ để nhân giống và nuôi rắn con thành rắn thịt.


Năm đầu tiên như vậy anh nuôi thành công, cuối năm bán ra hơn 80 triệu đồng và chọn lại khoảng 450kg để cho đẻ tiếp vụ sau. Sang năm sau (1999), lần đầu tiên anh tìm được đầu ra xuất khẩu sang Trung Quốc thu về 100 triệu đồng. Số tiền đó anh tái bổ sung đầu tư chuồng trại, tạo dựng thành khoảnh 1.750 m 2và xây 16 bể (18 m 2) làm nơi dành cho rắn sinh sản. Rồi từ năm 2000 trở đi nhiều người dân trong vùng từ Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh... biết tới cách nhân giống rắn ri voi thành công của anh và tìm tới mua giống. Lãi thuần mỗi năm cứ thế theo đà tăng thêm, năm 2000 hiệu quả từ nuôi rắn bán con giống, bán rắn lứa và rắn thịt xuất khẩu được hơn 358 triệu đồng, trừ chi phí lãi còn 261 triệu đồng. Năm 2001, thu nhập cả năm từ đàn rắn đạt hơn 564 triệu đồng, trừ chi phí lãi còn hơn 358 triệu đồng. Rồi sang năm 2002 số tiền bán rắn của anh Minh đạt tới hơn 616 triệu đồng, lãi thuần hơn 385 triệu đồng.


Từ cách làm theo mô hình anh Minh, quanh Thạnh Phú hiện thời có hơn 20 hộ bắt nhịp nuôi rắn ri voi. Số hộ nuôi qui mô 700-1.000 con/hộ. Một số bắt đầu bỏ qua giai đoạn nuôi trong khạp, lu mà xây chuồng nuôi công nghiệp. Anh Minh kể qua kinh nghiệm của mình rằng, ri voi là loài rắn dễ đẻ, một năm sinh sản một kỳ vào đầu mùa mưa. Loài nầy thụ thai trước, tự ấp trứng trong bụng và 7 tháng sau đẻ. Một con rắn cái nặng 1,5 kg có thể đẻ 25-30 con, con cỡ 300 g cũng bắt đầu đẻ 2-3 con. Giá con giống 1-2 tuần tuổi 6.000-8.000 đ/con.


Bài toán tính nhẩm cứ 8 kg cá cho 1 kg rắn. Cá trê vụn bán 7.000 - 8.000 đ/kg. Trong thời gian 7 tháng cần 20 tấn cá cho đàn rắn 20.000 con. Nếu tính rắn 1kg, lãi 100.000 đ/con (theo thời giá 250.000 đ/kg). Cũng có thể thu hoạch rãi vụ, xuất 4-5 kỳ/năm. Bán được theo thời giá, chứ không nhất thiết thu hoạch theo 1 kỳ/năm. Hiện nay khi bắt nhịp làm ăn qui mô hơn là xây hồ, nuôi công nghiệp và cho nhân giống nhân tạo đàn rắn cứ nhân lên. Đàn rắn của anh Minh có hơn 3.500 kg với 20.000 rắn nái đang sinh sản không ngừng. Anh Minh nói: “Tôi không ngần ngại khi nhiều người nuôi nhiều thì rắn sẽ bị mất giá. Bởi thị trường nhu cầu còn lớn. Cục kiểm lâm cũng xác nhận là vật nuôi gia đình nên cấp giấy cho vận chuyển. Tại biên giới các tỉnh phía Bắc hàng xuất tiểu ngạch 250.000 - 270.000 đ/kg rắn loại I (trên 500 g/con). Hàng có thương lái mối mang, tôi sẵn sàng làm cầu nối”.


Anh Minh còn bộc bạch niềm ấp ủ tương lai đầy hứa hẹn khi mọi sự chuẩn bị đã sẵn sàng. Đó là mở một trang trại sản xuất qui mô 3ha phát triển mở rộng thêm qui mô nuôi rắn, cá nước ngọt. Anh khoe, vì quá ham mê nghề nông tôi kỳ vọng vào hai đứa con trai đang theo học ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Bởi cơ hội làm giàu cho nhà nông khi có tri thức vẫn luôn mở rộng cửa.

Nguồn: baocantho.com.vn 15/7/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.