Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/07/2006 23:51 (GMT+7)

Người “biến” rác thành ván ép

Tôi lần tìm đến địa chỉ của ông Trần Phúc - người đã tạo ra những sản phẩm ván ép từ rác tại 30 Ngô Quyền, TP Đà Lạt, để tìm hiểu về những sản phẩm mà ông làm ra. Ông Phúc tâm sự: Sinh ra ở Đà Lạt, từ nhỏ ông đã có cảm giác thích thú khi cầm chiếc cưa lọng, cây bút lửa, nguệch ngoạc vẽ lên trí tưởng tượng của mình thành những bức tranh dùng trang trí trong gia đình. Lớn hơn, ông đã có tranh, tượng đá, gỗ đem ra chợ Đà Lạt bán cho khách du lịch.

Tuổi trưởng thành, ông thi đậu vào Trường kỹ thuật La Sang (nay là Trường trung học Kỹ thuật Lâm Đồng).

Tốt nghiệp ra trường hơn ba thập kỷ qua, ông vẫn miệt mài khám phá những điều mới mẻ trong nghề. Một lần rong ruổi đi tìm đề tài sáng tác những bức tranh mỹ nghệ các tỉnh Tây Nguyên, ông Phúc dừng lại khá lâu trước những bãi rác vỏ cà-phê chất cao như núi.

Trở về Đà Lạt, ông tìm lại công thức “bào chế” keo dán ván ép, khi ông còn làm cán bộ kỹ thuật ở HTX Lam Sơn, Đà Lạt. Những tài liệu xưa cũ giờ không còn nữa. Ông Phúc xuôi về Sài Gòn cùng với một người bạn kỹ sư thuở hoa niên, cả hai bắt tay vào thực hành những phản ứng hóa học đã được pha trộn nhiều thành phần, cho kết tủa với các loại sản phẩm keo khác nhau. Những lần thất bại thường gặp là chất keo trộn với bột vỏ cà-phê, nhưng độ kết dính không bền vững. Bột dính đưa ra phơi nắng bị nứt xé nhiều nơi; vừa ngâm vào nước đã mềm nhũn, rã tan như giấy bìa các-tông; đưa vào lửa cháy bén nhanh như củi khô mục...

Cuối cùng thì một hợp chất keo mới của Trần Phúc và người đồng môn cũng đã đáp ứng các thông số kỹ thuật chuẩn xác hơn. Việc tiếp theo là phải “chế” ngay một cỗ máy ép bột keo vỏ cà-phê thành ván tấm. Ông Phúc đã huy động hết số tiền mặt trong gia đình được hơn 10 triệu đồng, tạm đủ mua những vật tư điện cơ chính yếu về lắp ráp. Từng bộ phận lắp ráp đến đâu hoàn chỉnh đến đó. Các yếu tố kỹ thuật được tuân thủ nghiêm ngặt.

Không lâu sau, ông Phúc cho ra đời chiếc máy ép ván từ vỏ cà-phê nhỏ với 1,5 sức ngựa, động cơ chạy bằng mô-tơ điện. Khuôn đúc ván rộng 3 cm nên thành phẩm là loại ván nẹp viền, đóng trên khung cửa gỗ, trần nhà hoặc thiết kế các khuôn hình. Chiếc máy vận hành thành công ngay từ mẻ ván ép đầu tiên. Được một người bạn gọi cho mượn thêm 40 triệu đồng, ông quyết định lắp ráp một cỗ máy lớn hơn gồm hệ thống dây chuyền: máy xay bột vỏ cà-phê, máy trộn, máy ép và máy cắt. Dây chuyền này đạt công suất mỗi giờ cho ra 1 tấm ván ép (dài 10 m, rộng 1 m, dày 2 cm).

Sau nguyên liệu vỏ cà-phê, ông Phúc “nhặt” thêm xác mía, xơ bắp, vỏ trấu, lá thông khô - tất cả xay nhuyễn, đưa vào máy ép riêng hoặc ép trộn chung đều cho sản phẩm ván ép có chất lượng như nhau. Và tất cả sản phẩm ván ép từ rác này hoàn toàn có độ bền, mẫu mã không thua kém các loại ván ép từ chất liệu gỗ trong nước hoặc nhập khẩu hiện có trên thị trường.

Ông tính toán rằng, chỉ cần bán rẻ hơn 30% giá ván trên thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh ván ép của ông sẽ nhanh chóng phát triển đi lên. Hiện chưa thể khẳng định điều gì lớn lao, nhưng chắc chắn trong vài tháng tới, mặt hàng ván ép Trần Phúc sẽ chính thức thâm nhập thị trường vật liệu xây dựng của Lâm Đồng và các tỉnh lân cận.

Nguồn:Nông thôn ngày nay,nhandan.com.vn15/6/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…