Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 18:23 (GMT+7)

Người bắt cát thôi bay

Hàng năm, vào mùa khô gió Tây Nam thổi về, ở vùng đồng bằng Quảng Trị sinh ra tình trạng cát bay. Cát lấp đầy trên những thửa ruộng nghèo xơ xác tưởng chừng không còn gì nghèo hơn. Mùa mưa thì cátnhảy cóc, trôi hết về những ao hồ. Con người lúc nào mặt mày, mắt mũi cũng vướng phải từng hạt cát li ti bắn vào. Người sống đã khổ vậy, người chết cũng không hơn gì. Một ngôi mộ vừa chôn trên cáthôm qua chưa kịp xây bia, sáng mai ra cả nhà đỏ hoe đôi mắt tìm hoài chẳng thấy đâu. Chỉ vì hồi đêm, một trận gió Tây Nam thổi ngang qua đưa cát về san phẳng cả nấm mộ... Làm sao chế ngự được gió,cát để đem lại một cuộc sống bình yên cho hàng vạn gia đình nông dân đang sống trên vùng cát trắng, gió Tây Nam?

Chế ngự cát nhảy, cát bay, cát lấp

Trước kia, đã có một số người quan tâm đến chuyện chống cát bay, cát lấp ở Quảng Trị nhưng rồi các phương án ấy cũng chỉ dừng lại ở việc chặn được cát lấp, chứ chưa tạo được độ ẩm rải đều cho cát đểcây cối hoa màu có thể sinh sống. Nói cách khác là không thể canh tác được trên đất cát... Hơn mười năm làm chuyên môn trong ngành thủy lợi tỉnh Bình Trị Thiên (cũ), kỹ sư Hoàng Phước hiểu rất rõ cáicơ cực của hàng vạn nông dân sống trong vùng cát đang di động. Đến năm 1990, tỉnh Quảng Trị lập lại, kỹ sư Hoàng Phước được giữ chức giám đốc Sở Thủy lợi. Việc làm đầu tiên ông đề xuất với lãnh đạolà tìm cách chống cát bay, cát lấp. Vì đồng bằng Quảng Trị chủ yếu là cát trắng, gần 3.000 ha, trong đó chỉ có 1,6% diện tích đất cát trên được canh tác. Nhưng diện tích đất ấy ngày càng bị thu hẹpdo nạn cát lấn dần. Tình trạng cát nhảy, cát bay, cát lấp luôn làm cho mặt cát bị xáo trộn, cây cối không tài nào sống nổi. Ban đầu ông đưa ra đề nghị này, nhiều người cho rằng ông chơi... ngông. Bởivì, bao đời qua ông cha họ vẫn cam chịu sống kiếp chạy trốn cát lấn, ai dám bẻ nạng chống trời, ông Phước có tài gì mà làm được? Trong một bức thư ông Hoàng Phước viết gửi các vị ở Bộ Thủy lợi lúc ấyđể thuyết phục về việc làm của mình, ông đã khẳng định: “Đến lúc phải bẻ nạng chống trời”.

Thí nghiệm ban đầu gồm có hai bộ thùng cát, mỗi bộ gồm 2 thùng. Cả hai thùng đều không có đáy, thùng ngoài đóng vai trò ổn định cát. Bộ thùng thứ nhất chứa toàn cát trắng. Bộ thùng thứ hai lớp cát từmặt đất đến mực ngầm có trộn 5% mùn. Rồi đem hai bộ thùng chôn vào vùng cát tập trung để làm thí nghiệm. Qua nhiều lần thí nghiệm, kết quả cho thấy có sự chênh lệch trọng lượng giữa hai thùng sau hailần cân. Mực nước ngấm lên ở thùng có mùn đến 26 mm, thùng chứa toàn cát chỉ có 11,5 mm. Như vậy ở lớp cát có mùn ẩm gấp đôi cát không mùn.

Trời không phụ công ông, một kết luận khoa học được đưa ra là muốn cho cát trắng trở thành đất trồng trọt hoa màu thì phải làm cho cát ổn định, tạo độ ẩm, độ mùn. Khi cát ổn định thì cây cỏ sẽ mọc,khi cỏ lụi tàn sẽ tạo ra mùn, mùn ấy nuôi cỏ trở lại tốt hơn và mùn ngày càng tăng lên nhiều. Chu kỳ này rất hiệu quả nếu bón thêm phân chuồng, phân xanh vào cát. Song song với phương pháp tăng mùncho cát, phương án ngăn các dòng suối nhỏ cũng được tính đến để chặn không cho cát trôi vào lấp ruộng. Khi cát ổn định chỉ cần một vài năm là có thể trồng trọt hoa màu được tốt. Tại những nơi cóphương án tăng mùn, tăng ẩm cho cát được phân thành ô vuông để trồng cây vừa chống được nạn cát bay, lại vừa tạo được sự ổn định diện tích cát trong ô. Cùng một bước quan trọng là tạo ra các hồ chứanước trên cát trắng để tăng độ ẩm, đồng thời tạo ra các mặt thoáng lớn chống cát nhảy. Đó là một quy trình kết hợp nhuần nhuyễn giữa nông - lâm - thủy lợi. Hơn mười năm nghiên cứu khoa học, côngtrình của ông đã đem lại nhiều kết quả như ý muốn. Năm 1995, ông Hoàng Phước đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Chống cát bay, cát lấp, cải tạo môi sinh vùng cát Quảng Trị”.

Cũng trong năm này, ông được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba. Viện Nghiên cứu Sinh học của Mỹ cũng tặng bằng khen về những cống hiến rất thực tế của ông trong việc bảo vệ môi trườngsinh thái và nhân văn. Vì nó không chỉ mang lại mầu xanh cho trên 3.000 ha cát trắng Quảng Trị mà còn tạo ra một hướng đi mới cho nông dân miền Trung đang sống trên dãy cát trắng chạy dài từ Hà Tĩnhđến Bình Thuận. Ở quê nhà, quý ông, bạn bè gọi ông với cái tên trìu mến là Tiến sĩ… cát.

Quả ngọt trên đấtcằn

Sau một thời gian đưa khoa học vào cải tạo đất đai, giờ đây 2.000 ha cát trắng ở Quảng Trị đã bắt đầu được giữ lại, không còn bay, nhảy nữa, sự sống trên cát bắt đầu nảy mầm, thắp lên niềm hy vọngđổi đời cho những cư dân trên cát.

Đi khắp hơn 2.000 ha đất cát của huyện Hải Lăng và Triệu Phong được Bộ Khoa học - Công nghệ chọn thí điểm cho mô hình cải tạo môi sinh vùng cát của TS Hoàng Phước mới thấy hết được sự thay đổi củangười dân ở đây. Hàng trăm hộ dân cư xin được... rời làng đến định cư ở các ô sinh thái mới. ở xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, những ô sinh thái đưa vào khai thác sum xuê hoa trái. Ông Nguyễn Thiệnra vườn nhà hái mấy quả bưởi tươi rói đem vào gói gắm cẩn thận, nhờ tôi đưa về tặng cho tiến sĩ "cát" Hoàng Phước - vị cứu tinh của hàng vạn gia đình nông dân. Ông bảo “những thứ trái cây này trướcđây chúng tôi có mơ cũng không bao giờ trồng được”. Ông Nguyễn Thạnh, một nông dân ở xã Triệu Trạch, cũng nói rằng trước, gia đình ông sinh sống bằng nghề đánh cá trên sông biển, bây giờ khi sốngtrong các ô sinh thái đã được cải tạo, đời sống đã thay đổi rất nhiều, công việc đánh cá may rủi được thay dần bằng việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi... Nhờ vào ở tại ô sinh thái, con cái ông cóthêm điều kiện đến trường học hành.

11 làng sinh thái ở vùng đồng bằng Quảng Trị là kết quả thử nghiệm ban đầu công trình khoa học của TS Hoàng Phước. Do đề tài của ông có tính thực tiễn cao nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônđã khuyến khích áp dụng mô hình này cho tất cả các tỉnh ven biển miền trung. Hiện tại, hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình cũng đã làm theo mô hình của TS Phước. Và TS Hoàng Phước đang làm cố vấnđề tài phát triển làng sinh thái ở miền trung do Viện khoa học thủy lợi triển khai.

Ở các tỉnh miền trung, diện tích đất cát trắng chiếm trên 400.000 ha. Trên những bãi cát đó có nhiều gia đình nông dân đang cần được ổn định cuộc sống một cách lâu dài. Họ là những cư dân đã sinhsống trên cát qua hàng chục đời nay, Nhà nước không thể di chuyển họ đi đâu, và càng không thể trợ cấp suốt đời cho họ. Chuyện miếng cơm, manh áo luôn thường trực trong suy nghĩ của hàng vạn nông dânvùng cát. Ông Hoàng Phước khẳng định chế ngự cát bay, cát lấp để ổn định cuộc sống cho bà con bây giờ không phải là chuyện “bẻ nạng chống trời” nữa mà đã là sự thật. Mô hình của ông đưa ra áp dụngrất tốt cho vùng cát các tỉnh miền trung.

Nguồn: Linh An (Báo Người lao động), www.nhandan.org.vn ngày 3/3/2003

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.