Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 18/07/2022 10:28 (GMT+7)

Ngô Quý Đăng: Con đường đến huy chương vàng IMO lần 2, đạt điểm tuyệt đối

Em Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã xuất sắc giành huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42.

Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi
 Ngô Quý Đăng trong con mắt nhiều thầy cô, bạn bè là một cậu học trò thông minh, hồn nhiên, đáng yêu. Ảnh: Mai Loan
Đam mê Toán học từ nhỏ, nhìn đèn xanh, đỏ cũng nghĩ tới con số
Tại cuộc thi Olympic Toán học quốc tế năm 2022 (IMO 2022) tổ chức tại Nauy, 6/6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải. Trong đó, em Ngô Quý Đănghọc sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã xuất sắc giành huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối 42/42.
Năm 2020, Ngô Quý Đăng là học sinh lớp 10 duy nhất giành huy chương Vàng Olympic Toán học. Như vậy, đây là lần thứ 2 Đăng chạm tay tới huy chương Vàng. Và lần này, xuất sắc hơn với số điểm tuyệt đối.
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi-Hinh-2
Cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải tại kỳ thi IMO 2022. Ảnh: Bộ GD&ĐT. 
Chia sẻ với PV Tri thức và Cuộc sống về niềm đam mê học Toán, Ngô Quý Đăng cho biết, em có niềm đam mê với con số từ nhỏ. Ngày còn bé, mỗi khi được người thân chở qua những ngã rẽ có đèn xanh đèn đỏ, em thường hay đếm giây chờ đến lúc đèn xanh bật. Nhưng có khi, trên bảng, con số chưa nảy về số 0 đèn xanh đã bật rồi. Những lúc đó, em thường hét lên, vì thấy các con số không tuân theo quy luật. Em cũng rất thích làm toán, càng tính toán các số to em càng thích.
Tuy nhiên, khi học cấp 1, em chưa có khả năng tự học, mà phải có sự đồng hành, tiếp sức của ông ngoại em – cũng là một giáo viên dạy Toán.
Lên cấp 2, em xác định phải rèn khả năng tự học. Em bắt đầu đi tìm những bài toán khó, bài nào không làm được thì trao đổi thầy. Lúc đầu trao đổi ít, sau trao đổi nhiều.
“Và muốn thành công như GS Ngô Bảo Châu, đến giai đoạn nghiên cứu thì phải tự học 100%”, Ngô Quý Đăng chia sẻ.
Đăng cho biết, niềm đam mê Toán học của em được nuôi dưỡng từ khi em học ở Trường THCS Archimedes. Và khi trở thành học sinh của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên thì ngọn lửa đam mê đó đã được “thổi bùng” lên.
Khi học lớp 10, Ngô Quý Đăng được chọn vào đội tuyển thi Olympic Quốc tế. Thời điểm đó là một thử thách lớn đối với em. Bởi vì khối lượng kiến thức quá nhiều, em phải học trước chương trình lớp 11, 12. Cũng có những vấn đề em không hiểu, có bài không làm được. Cũng có môn với em, là quá sức, như môn Hình học.
Có điều, em luôn lạc quan, chưa bao giờ bỏ cuộc. Để bắt kịp được các bạn, em luôn tìm những kiến thức mình đang thiếu để đi hỏi các anh chị hoặc các thầy, dần dần cũng lấp được lỗ hổng.
Cuốn vở nhỏ ghi nhớ bài toán khó
Là một học sinh sở hữu nhiều giải thưởng với những thành tích xuất sắc về Toán học, được đặt cho biệt danh là “vua giải thưởng”, tuy nhiên, Đăng cho biết, em không có bí quyết gì đặc biệt trong học Toán.
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi-Hinh-3
Bảng thành tích của "vua giải thưởng" Ngô Quý Đăng trong 4 năm học cấp 2. Ảnh: MATHVN.  
Việc được chọn và đoạt giải OlimpicToán quốc tế khi còn là một học sinh lớp 10 đã là một kết quả em không ngờ đến, thậm chí như một giấc mơ, có phần may mắn, vì những anh chị trong đội tuyển đều học tốt cả.
“Nó khá giống một giấc mơ, nhưng may nó kết thúc có hậu chứ không phải là ác mộng. Bản thân em cũng thấy mình rất bình thường, không có khả năng gì vượt trội so với mọi người ", Đăng chia sẻ.
Tuy nhiên, nếu có điều gì đó muốn chia sẻ để học tốt môn Toán, thì theo Đăng, đó là sự tự học. Lên đến cấp 2, em đã rèn cho mình khả năng tự học. Và càng ngày em càng nhận ra, để có được những thành công, không thể thiếu được sự tự học, khả năng tư duy, sáng tạo, độc lập.
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi-Hinh-4
Ngô Quý Đăng cùng các bạn trong đội tuyển chụp ảnh cùng GS Lê Anh Vinh, Trưởng đoàn Olympic Toán học quốc tế (IMO). Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Một cách học với em cũng khá hiệu quả, đó là em có một quyển vở nhỏ, bài toán nào thấy hay hoặc khó, em sẽ chép đề bài và lời giải vào một quyển vở và thi thoảng đọc lại. Cách học này giúp nhớ được những gì mình đã học, cả những phần kiến thức còn hổng. Cuốn vở này đầy, em lại thay vở mới và lưu giữ lại.
Cách trình bày, chữ viết cũng rất quan trọng, cần lưu ý. Ngày lớp 9, em trình bày rất xấu. Thi học sinh giỏi Toán của quận, em bị mất 1 điểm trình bày, chỉ được 19/20 điểm, dù em làm đúng hết.
“Các thầy góp ý với em cần phải cải thiện chữ viết, viết cách dòng và vẽ hình to ra. Từ đó, khi đi thi, em luôn cẩn thận, và luôn ghi nhớ viết cách dòng”, Đăng chia sẻ.
Và điều đặc biệt quan trọng nhất, theo Ngô Quý Đăng, đó là cần có sự đam mê. Học bằng đam mê thì sẽ không chán, không thấy mệt mỏi.
GS Lê Anh Vinh, Trưởng đoàn Olympic Toán học quốc tế (IMO) của Việt Nam chia sẻ, ngay từ khi Đăng học lớp 7, ông đã nhận ra năng khiếu đặc biệt ở cậu học trò này và kỳ vọng vào một thành viên của IMO tương lai. Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế năm 2022 đối với Ngô Quý Đăng là hoàn toàn xứng đáng, và ông không hề ngạc nhiên với kết quả xuất sắc này của Đăng.
Ngo Quy Dang: Con duong den huy chuong vang IMO lan 2, dat diem tuyet doi-Hinh-5
 GS Ngô Bảo Châu, PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh đang lắng nghe những chia sẻ của em Ngô Quý Đăng. Ảnh: HUS.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) bày tỏ, ông hy vọng rằng sau 10 năm, 20 năm nữa, những thế hệ như em Ngô Quý Đăng sẽ đóng góp những giải thưởng khoa học mang tầm quốc tế, thúc đẩy sự phát triển khoa học VN nói riêng và của quốc tế nói chung. Và cũng hoàn toàn có thể kỳ vọng 20 năm nữa, biết đâu các em sẽ lặp lại những kỳ tích, như giải thưởng Fields danh giá của GS Ngô Bảo Châu? Điều đó, có thể làm được, nếu có sự ươm mầm, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng cho các em từ hôm nay.
Đội tuyển Olympic Toán học quốc tế Việt Nam xếp thứ 4/104 quốc gia
6 học sinh đạt huy chương trong cuộc thi Olympic Toán Quốc tế 2022 gồm:
1. Em Ngô Quý Đăng, Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Huy chương Vàng;
2. Em Phạm Việt Hưng, Học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiện, Đại học Quốc gia Hà Nội: Huy chương Vàng;
3. Em Phạm Hoàng Sơn, Học sinh lớp 12, Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP. HCM: Huy chương Bạc;
4. Em Nguyễn Đại Dương, Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Huy chương Bạc;
5. Em Vũ Ngọc Bình, Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc: Huy chương Đồng;
6. Em Hoàng Tiến Nguyên, Học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An: Huy chương Đồng.
Với thành tích này, đội tuyển Olympic Toán học quốc tế Việt Nam xếp thứ 4/104 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. So với năm 2021 thi theo hình thức trực tuyến (1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng), thành tích của đội tuyển năm 2022 có sự vượt trội hơn và được Ban Tổ chức đánh giá rất cao.

Xem Thêm

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.