Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 31/08/2006 18:03 (GMT+7)

Ngô Bảo Châu - Nhà toán học trẻ Việt Nam đoạt giải thưởng toán học quốc tế Clay 2004

Trong giới khoa học tự nhiên, Giải thưởng Nobel được coi là uy tín nhất, nhưng như chúng ta đã biết, giải Nobel không trao cho các công trình nghiên cứu toán học. Để ghi nhận các đóng góp và các công trình nghiên cứu toán học xuất sắc nhất, Liên đoàn Toán học Thế giới (International Mathematics Union - IMU) có giải thưởng Fields và nó được coi là “Giải Nobel về toán học”, tuy số tiền kèm theo không lớn như giải Nobel (giải thưởng Fields: 15.000 dollar Canada, tương đương 10.000 dollar Mỹ). Giải thưởng Fields trao bốn năm một lần cho các nhà toán học không quá 40 tuổi.

Từ năm 1999 giới toán học thế giới có thêm một giải thưởng mới rất có uy tín được trao hàng năm - Giải thưởng Clay do Viện toán học Clay (CMI - được thành lập tháng 9 năm 1998 tại Cambrige, bang Massachusetts, Mỹ) trao cho các nghiên cứu toán học xuất sắc nhất trong năm, không hạn chế độ tuổi. Trong số những người đoạt giải thưởng Fields, chỉ có 4 người đoạt Giải thưởng Clay là Alain Connes, Edward, Laurent và Andrew Wiles.

Giải thưởng Clay cho đến nay chỉ trao cho một hoặc hai công trình nghiên cứu được coi là xuất sắc nhất trong năm. Vì thế mà giải thưởng năm 2004 trao cho hai đồng tác giả GS. Gerard Laumon, Pháp và GS. Ngô Bảo Châu, Việt Nam mang nhiều ý nghĩa đối với giới nghiên cứu toán học của Việt Nam.

Gerard LaumonNgô Bảo Châu đoạt giải nhờ công trình nghiên cứu về Bổ đề cơ bản vừa được hoàn thành và công bố đầu năm 2004. Sự công nhận ngay lập tức kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị to lớn và tính thuyết phục cao của công trình nghiên cứu này. Đây là bổ đề đóng vai trò mấu chốt trong việc giải quyết bài toán có tên “ Chương trình Langlands ” - bài toán quan trọng nhất, trung tâm nhất của toán học hiện đại. Một thí dụ của bài toán này là giả thuyết Taniyama-Shimura-Weil đã được Wiles chứng minh và được trao Giải thưởng đặc biệt của IMU năm 1998 và Giải thưởng Clay năm 1999. Một phương thức khác tiếp cận “ Chương trình Langlands ” có sử dụng việc mở rộng công thức vết Selberg. Cản trở chính trong hướng này chính là bổ đề cơ bản . Vấn đề về bổ đề này đã tồn tại hơn hai mươi năm chưa có được chứng minh. Công trình chứng minh bổ đề cơ bản của GS. Gerard Laumon và GS. Ngô Bảo Châu đã khai thông bế tắc cho các nghiên cứu theo hướng này trong “chương trình Langlands”.

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, là học sinh hệ chuyên toán, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ngay khi đang học lớp 11, Ngô Bảo Châu đã đoạt giải nhất với số điểm tối đa 42/42 tại kỳ thi Olympic toán quốc tế tổ chức năm 1988 tại Australia, và năm sau, khi đang học lớp 12, anh lại đoạt giải nhất với số điểm 40/42 tại kỳ thi Olympic toán quốc tế tổ chức tại CHLB Đức. Sau đó Ngô Bảo Châu được chọn sang học tại Đại học Tổng hợp Paris 6 (Pháp). Ngay năm sau, anh vượt qua kỳ thi tuyển vào trường Ecole Normale Superieure, một trong số các trường đại học danh tiếng nhất của Pháp.

Năm 1997, ở tuổi 25, Ngô Bảo Châu bảo vệ song luận án tiến sỹ; và năm 2003, ở tuổi 31, anh bảo vệ thành công luận án tiến sỹ khoa học. Tháng 6 năm 2004, Ngô Bảo Châu được nhận làm giáo sư tại Đại học Paris 11.

Từ vườn ươm chuyên toán, với một niềm say mê nghiên cứu và một sức lao động bền bỉ trong một môi trường toán học quốc tế, qua một thời gian tương đối ngắn, Ngô Bảo Châu đã vượt qua một khoảng cách rất lớn để vươn tới trình độ nghiên cứu toàn thế giới.

Nguồn: Tiền phong, số 45, 7/11/2004, tr 4

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.