Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 30/05/2006 14:43 (GMT+7)

NGND.GS.TSKH. Đào Huy Bích, người thầy với niềm đam mê nghiên cứu Cơ học

Các hướng khoa học chủ yếu của ông là: Lý thuyết quá trình đàn dẻo và các bài toán liên quan, phương pháp thuần nhất hoá vật liệu Composite và tính toán kết cấu bằng vật liệu composite. Đây là những vấn đề khoa học có tính thời sự, bởi nó có nhiều vấn đề mới về mặt khoa học để nghiên cứu và đang được thực tế nước ta đặt ra. Vật liệu composite được sử dụng trong thực tế từ lâu và ngày nay ứng dụng của nó càng lớn. Nhưng khoa học nghiên cứu về nó thì thế giới mới bắt đầu từ giữa thế kỷ XX và ở Việt Nam là thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Đầu những năm 90, khi nhà nước khuyến khích các nghiên cứu cơ bản thì Cơ học vật liệu composite được nghiên cứu một cách sâu rộng. Vật liệu composite là vật liệu được chế tạo nên từ hai hay nhiều thành phần khác nhau. Mỗi thành phần có những đặc trưng cơ lý hóa riêng biệt, khi tổng hợp chúng lại sẽ cho một vật liệu hoàn toàn mới có tính năng vượt trội: độ bền cao và nhẹ, chịu nhiệt độ cao và các điều kiện khác của môi trường. Nhờ ưu điểm này gần đây vật liệu composite ngày càng được ứng dụng nhiều trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, từ công nghiệp dân dụng, y tế, thể thao, giao thông vận tải, xây dựng cho đến ngành công nghiệp chế tạo máy, khai thác chế biến dầu khí, đóng tàu, điện lực, hóa chất và đặc biệt trong ngành hàng không.

Từ năm 1982, ông đã chủ trì seminar Cơ học vật rắn biến dạng, lúc đầu chưa hướng vào một chủ đề nhất định, nhưng khi được sự khuyến khích của Nhà nước về nghiên cứu cơ bản, seminar có điều kiện phát triển và tập trung vào những hướng nghiên cứu cụ thể có định hướng ứng dụng.

Simenar là một diễn đàn trao đổi chia sẻ kinh nghiệm của những cán bộ nghiên cứu, giảng viên đại học và những người làm khoa học trẻ. Hiện nay 24 thành viên thuộc nhiều cơ quan thường xuyên gặp nhau, tại đó những vấn đề khoa học mới, những quan điểm, suy nghĩ được chia sẻ, bày tỏ và cùng nhau thẩm định. Đây còn là một diễn đàn, một môi trường thuận lợi để các cán bộ làm khoa học trẻ trưởng thành không những về nghiên cứu mà còn là công tác giảng dạy của họ. Bởi nghiên cứu và giảng dạy có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau. Khi nghiên cứu khoa học, người thầy làm cho bài giảng của mình phong phú và thu hút được sinh viên bởi những thông tin mới luôn được cập nhật. Và trong quá trình dạy, sinh viên nêu câu hỏi mà giáo viên chưa biết lại tiếp tục nghiên cứu tìm tòi để trả lời nó. Điều quan trong hơn là việc thành lập một tập thể nghiên cứu sẽ có kết quả hơn và tập trung hơn. Bởi vậy ông đã duy trì simenar hơn 20 năm nay, đó là một hạnh phúc đối với ông. Bởi ông luôn tâm niệm: “Nghiên cứu khoa học là một hạnh phúc bởi trong đầu luôn có vấn đề khoa học để mình quan tâm, suy nghĩ và giải quyết".

Năm 1954, ông học khoá 1 trường Bổ túc công nông Trung ương, tiếp đó chuyển lên học Đại học Tổng hợp Hà Nội chuyên ngành Toán, rồi học tiếp và làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Tổng hợp Matxcơva. Nhưng duyên phận lại đưa ông đến với Cơ học. Khi được phân công chuyển sang học Cơ học, cái mới và lạ của một ngành học đã cuốn hút ông và ông quyết tâm theo đuổi nó. Được sự giúp đỡ của Viện sĩ Thông tấn Nga Iliusin và Giáo sư Lenxki, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Khi học ở Nga, các vấn đề ông theo đuổi có điều kiện thực nghiệm để tiến hành. Trở về nước giảng dạy, điều kiện chiến tranh, trường sơ tán lên Đại Từ (Thái Nguyên), nên công việc nghiên cứu bị hạn chế. Điều kiện thực nghiệm tại Việt Nam hầu như không có khả năng tiến hành, ông tìm cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp hơn với hoàn cảnh. Hướng nghiên cứu của ông dựa trên việc đoán nhận khả năng các nghiên cứu của mình phải đáp ứng được yêu cầu tính mới về mặt khoa học và có định hướng ứng dụng. Bởi vậy ông đi vào nghiên cứu thiết lập các bài toán biên của lý thuyết quá trình đàn dẻo và tìm các phương pháp giải các bài toán liên quan và ông đã bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học về đề tài này, đồng thời đi vào nghiên cứu một số vấn đề của cơ học vật liệu composite. Từ những nghiên cứu ban đầu có kết quả được công bố, hướng nghiên cứu đã lôi cuốn được nhiều người tham gia, nhất là khi nó có những định hướng ứng dụng, đã làm ông say mê hơn. Từ sự đam mê của mình, ông chia sẻ với những bạn trẻ yêu thích nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những vấn đề mới về Cơ học vật rắn biến dạng. simenar của ông đã được lập nên từ đó. Giờ đây, ở tuổi 67 simenar do ông chủ trì vẫn là nơi để những cán bộ khoa học trẻ theo đuổi con đường của mình.

2 đề tài khoa học cấp bộ, 4 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp nhà nước, 67 công trình nghiên cứu khoa học được công bố, 17 sách đã xuất bản, đào tạo 7 tiến sĩ và đang hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh là thành quả lao động của ông trong hơn 35 năm. Kết quả đó là sự hoạt động nghiêm túc của một con người suốt đời say mê với Cơ học.



Nguồn: 100years.vnu.edu.vn

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…