Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 29/08/2007 17:08 (GMT+7)

Nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ vi sinh chức năng và polymer siêu hấp thụ nước cho cây cà phê và hồ tiêu ở Đắk Lắk

Công tác nghiên cứu ứng dụng được thực hiện trên từng vườn cây của hộ nông dân trồng các loại cây công nghiệp. Riêng đối với cây hồ tiêu được thí nghiệm tại 2 hộ nông dân ở Thôn 2A, xã Ea Hleo (huyện Ea Hleo). Trong đó, mỗi hộ dân được chọn diện tích hồ tiêu đang thời kỳ kinh doanh với diện tích 500 m 2. Bên cạnh diện tích vườn cây nghiên cứu được bón phân HCVSCN và sử dụng ASM thí nghiệm, có vườn cây đối chứng để so sánh. Đối với cây cà phê kinh doanh được chọn 1 hộ dân ở thôn Tiến Cường và 1 hộ ở thôn Tiến Đạt của xã Quảng Tiến (Chư Mga) thí nghiệm ứng dụng bón phân HCVSCN và sử dụng ASM với diện tích mỗi hộ 1.000 m 2.

Thực hiện đề tài nghiên cứu, trong mỗi loại cây trồng ứng dụng 2 loại thí nghiệm. Về cây hồ tiều ứng dụng bón phân HCVSCN được thí nghiệm 6 công thức. Trong đó, mỗi công thức được bón lượng phân khoáng không thay đổi, nhưng lượng phân HCVSCN được thay đổi với số lượng bón từ 1 đến 3 kg cho mỗi gốc hồ tiêu/năm và có sự điều chỉnh lượng phân NPK. Nghiên cứu liều lượng nước tưới cho cây hồ tiêu kinh doanh được áp dụng 5 công thức. Trong đó, công thức 1 được bón lượng phân khoáng nền theo tiêu chuẩn bình thường và tưới 60 lít nước cho mỗi gốc hồ tiêu làm đối chứng. Những công thức tiếp theo được bón lượng phân khoáng nền theo tiêu chuẩn, cộng với bón từ 30-50 kg chất ASM và tưới lượng nước từ 30, 40 và 50 lít cho mỗi gốc hồ tiêu.

Trong thí nghiệm bón phân HCVSCN cho cây cà phê kinh doanh được thực hiện 2 loại thí nghiệm. Về thí nghiệm bón phân HCVSCN được tiến hành 6 công thức. Trong đó, công thức 1 bón phân khoáng nền đối chứng. Những công thức còn lại được bón phân khoáng nền cộng với việc bón thêm phân HCVSCN có điều chỉnh hàm lượng NPK với số lượng từ 1 đến 3 kg/gốc cà phê trong 1 năm. Về thí nghiệm tưới nước được thực hiện 5 công thức. Trong đó, công thức 1 áp dụng bón phân khoáng nền và tưới 600 lít nước/lần. Những công thức tiếp theo được áp dụng bón phân khoáng nền, cộng với chất ASM bón từ 30 đến 50 kg kết hợp tưới nước từ 300 đến 400 lít nước/gốc cho mỗi lần tưới.

Sau hơn 3 tháng ứng dụng bón phân HCVSCN kết hợp sử dụng bón chất ASM, người dân nhận làm mô hình thí nghiệm cho thấy, cây cà phê và hồ tiêu phát triển sung sức hơn đối với những vườn cây đối chứng. Những vườn cây thí nghiệm phát triển cành lá nhiều hơn, nhanh hơn; lá xanh đậm và không nhiễm các loại bệnh như những vườn cây đối chứng. Bước đầu, người nông dân sử dụng phân HCVSCN và chất ASM phấn khởi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đối với các loại cây công nghiệp.

Kết thúc thí nghiệm sản xuất với những công thức khác nhau, các nhà khoa học sẽ chọn công thức đạt kết quả tối ưu, sản xuất có hiệu quả nhất để nhân rộng ra trên địa bàn, để nông dân áp dụng trong đầu tư chăm bón cây cà phê và hồ tiêu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nguồn: Tài nguyên và Môi trường, 30/7/2007

Xem Thêm

Tin mới

Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 13 năm 2025
Ngày 02/ 4, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 13 - năm 2025 (Cuộc thi) đã tổ chức họp triển khai thực hiện. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh chủ trì; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức.
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em tổng kết Dự án
Ngày 28/3/2025, Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em (CSWC) phối hợp cùng Tổ chức PE&D đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Đồng hành xây dựng hệ thống hỗ trợ phòng chống buôn bán trẻ em ở miền Nam và miền Trung, Việt Nam”. Dự án được VUSTA phê duyệt và triển khai trong giai đoạn 2022–2024 tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.